Thủ tục thành lập công ty kinh doanh du lịch lữ hành
15/08/2024
Mục lục
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng góp phần quảng bá văn hóa, tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định và thủ tục pháp lý cụ thể.
Kinh doanh dịch vụlữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành, cần phải thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật. Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành:
"1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế."
Các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế được quy định khá chi tiết để đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch. Đối với dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần thực hiện ký quỹ và người phụ trách phải có trình độ trung cấp trở lên trong ngành lữ hành hoặc chứng chỉ điều hành du lịch nội địa. Trong khi đó, đối với dịch vụ lữ hành quốc tế, yêu cầu cao hơn về ký quỹ và người phụ trách phải có trình độ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực lữ hành hoặc chứng chỉ điều hành du lịch quốc tế.
Những quy định này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ quy định chi tiết về ký quỹ và các chứng chỉ nghiệp vụ, góp phần vào việc thực hiện các quy định này một cách hiệu quả và đồng bộ.
Theo quy định của pháp luật, để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành phải lập công ty hoặc đăng ký Hộ kinh doanh cá thể có mã ngành du lịch lữ hành. Căn cứ vào Quyết định số 27//2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, các mã ngành du lịch lữ hành là:
7911: Đại lý du lịch
7912: Điều hành tua du lịch
7990: Dịch vụ đăt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
7310: Quảng cáo
7710: Cho thuê xe có động cơ
4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại...
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, nộp gián tiếp qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng thông tin điện tử. Hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên (nếu công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông (nếu công ty cổ phần),
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân,
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức,
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Thủ tục lập Hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ lữ hành:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh
Luật gia Dzung Tran
Đã kiểm duyệt nội dung này.
Nội dung bài viết và phần liên quan đến khoa học pháp lý được kiểm duyệt bởi ông Dzung Tran, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch Crystal Bay.
Ông Dzung Tran là Luật gia, tốt nghiệp ngành Luật Hình sự tại Đại học Luật Hà Nội năm 2006, tốt nghiệp ngành Báo in tại Học viện Báo chí năm 2000, nhà sáng lập báo điện tử Người đưa tin (Hội Luật gia Việt Nam), nguyên Tổng biên tập báo điện tử Gia đình Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất, việc thành thạo ngoại ngữ trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với hướng dẫn viên du lịch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch?
Theo Luật Du lịch, việc công nhận Khu du lịch cấp quốc gia không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực, thành tựu của các khu vực này mà còn là cơ sở để nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu du lịch. Vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để được công nhận là Khu du lịch cấp quốc gia?
Tại Việt Nam, với nền văn hóa đa dạng và phong cảnh đẹp mắt, du khách quốc tế không chỉ được chào đón nồng nhiệt mà còn cần nắm rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?
Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng cạnh tranh, việc nắm rõ các quy định của Luật du lịch về vận tải khách là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vậy Luật Du lịch quy định như thế nào về kinh doanh vận tải khách du lịch?
Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng mà còn đảm bảo chất lượng và minh bạch dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Vậy Chính phủ quy định xử phạt hành chính ra sao khi vi phạm các quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành?
Biển hiệu của phương tiện vận tải không chỉ là một yếu tố nhận diện mà còn là bằng chứng pháp lý xác nhận sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định thế nào về cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch?
Trong bối cảnh du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, việc kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ là một cơ hội hấp dẫn mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành cần chú ý những vấn đề gì?
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các quy định liên quan đến quy hoạch du lịch, nhằm định hình chiến lược phát triển dài hạn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vậy quy hoạch về du lịch được quy định như thế nào?
Chính phủ đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch, bao gồm các khóa đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo hướng dẫn viên được trang bị đầy đủ kiến thức để phục vụ khách hàng hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Luật Du lịch của Việt Nam đã trải qua sự cập nhật và cải cách qua các năm. Đặc biệt, Luật Du lịch 2017 đã đưa ra những quy định mới và cải tiến so với Luật Du lịch 2005 về điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch.
Quản lý khu du lịch quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, các tổ chức quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát hoạt động, xử lý vi phạm, duy trì chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi trường.. Vậy tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Luật Du lịch 2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, đã đưa ra một số quy định mới về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển bền vững.
Quản lý khu du lịch quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc hiểu rõ các loại hình này giúp tối ưu hóa hiệu quả quản lý và phát triển bền vững. Vậy Chính phủ quy định thế nào về các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia?
Luật du lịch không chỉ tạo ra khung pháp lý cho hoạt động du lịch mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vậy Luật du lịch quy định như thế nào về khách du lịch?
Bảo vệ môi trường du lịch đang là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển nền du lịch. Môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển bền vững còn môi trường văn hóa đảm bảo hướng đến sự văn minh. Vậy hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vậy theo Luật Du lịch, Nhà nước đã đưa ra những chính sách gì để phát triển du lịch?
Xúc tiến du lịch được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy, xúc tiến du lịch là gì? Pháp luật quy định như thế nào về xúc tiến du lịch?
Trong quá trình hoạt động du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch và không được phép vi phạm pháp luật. Vậy những hành vi nào pháp luật nghiêm cấm trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.
Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ và xử lý các sai phạm về hoạt động du lịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Vậy theo quy định, có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào?
Nghề hướng dẫn du lịch đang trở thành nghề hot hiện nay, đi kèm với đó là những sai phạm trong quá trình hành nghề có sự tăng trưởng đáng kể. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch?
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được thành lập theo Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg ngày 12/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, tổ chức, bộ máy, nhân sự của Quỹ đã được kiện toàn. Vậy quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là gì? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của quỹ như thế nào?