Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
14/08/2024
Mục lục
Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng mà còn đảm bảo chất lượng và minh bạch dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Vậy Chính phủ quy định xử phạt hành chính ra sao khi vi phạm các quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP:
Đối với hành vi phối hợp không kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch;
Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;
Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế theo quy định;
Không thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
Cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
Không cung cấp thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
Không công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch hoặc trong hợp đồng lữ hành hoặc trên ấn phẩm quảng cáo hoặc trong giao dịch điện tử.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;
Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành;
Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
Không tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không có hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định;
Không có hợp đồng đại lý lữ hành với đại lý lữ hành theo quy định;
Không có chương trình du lịch theo quy định;
Không thực hiện chế độ lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng lữ hành;
Thay đổi chương trình du lịch, tiêu chuẩn, dịch vụ đã ký kết mà không được sự đồng ý của khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch;
Không quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định;
Không sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch theo quy định;
Sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch;
Sử dụng người sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hướng dẫn cho khách du lịch.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật;
Sử dụng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, tại Khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CPcũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung:
"15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này."
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định nhằm xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Những biện pháp này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch trong lĩnh vực lữ hành.
Đồng thời tại Khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP , Chính phủ quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành:
"16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồigiấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này."
Quy định này nhằm đảm bảo rằng các lợi ích không chính đáng từ hành vi vi phạm bị thu hồi, ngăn ngừa việc hưởng lợi từ hành động trái pháp luật. Đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực lữ hành. Những biện pháp này góp phần khôi phục trật tự và đảm bảo công bằng trong ngành dịch vụ lữ hành.
Luật gia Dzung Tran
Đã kiểm duyệt nội dung này.
Nội dung bài viết và phần liên quan đến khoa học pháp lý được kiểm duyệt bởi ông Dzung Tran, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch Crystal Bay.
Ông Dzung Tran là Luật gia, tốt nghiệp ngành Luật Hình sự tại Đại học Luật Hà Nội năm 2006, tốt nghiệp ngành Báo in tại Học viện Báo chí năm 2000, nhà sáng lập báo điện tử Người đưa tin (Hội Luật gia Việt Nam), nguyên Tổng biên tập báo điện tử Gia đình Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất, việc thành thạo ngoại ngữ trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với hướng dẫn viên du lịch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch?
Theo Luật Du lịch, việc công nhận Khu du lịch cấp quốc gia không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực, thành tựu của các khu vực này mà còn là cơ sở để nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu du lịch. Vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để được công nhận là Khu du lịch cấp quốc gia?
Tại Việt Nam, với nền văn hóa đa dạng và phong cảnh đẹp mắt, du khách quốc tế không chỉ được chào đón nồng nhiệt mà còn cần nắm rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng góp phần quảng bá văn hóa, tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định và thủ tục pháp lý cụ thể.
Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng cạnh tranh, việc nắm rõ các quy định của Luật du lịch về vận tải khách là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vậy Luật Du lịch quy định như thế nào về kinh doanh vận tải khách du lịch?
Biển hiệu của phương tiện vận tải không chỉ là một yếu tố nhận diện mà còn là bằng chứng pháp lý xác nhận sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định thế nào về cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch?
Trong bối cảnh du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, việc kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ là một cơ hội hấp dẫn mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành cần chú ý những vấn đề gì?
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các quy định liên quan đến quy hoạch du lịch, nhằm định hình chiến lược phát triển dài hạn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vậy quy hoạch về du lịch được quy định như thế nào?
Chính phủ đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch, bao gồm các khóa đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo hướng dẫn viên được trang bị đầy đủ kiến thức để phục vụ khách hàng hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Luật Du lịch của Việt Nam đã trải qua sự cập nhật và cải cách qua các năm. Đặc biệt, Luật Du lịch 2017 đã đưa ra những quy định mới và cải tiến so với Luật Du lịch 2005 về điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch.
Quản lý khu du lịch quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, các tổ chức quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát hoạt động, xử lý vi phạm, duy trì chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi trường.. Vậy tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Luật Du lịch 2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, đã đưa ra một số quy định mới về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển bền vững.
Quản lý khu du lịch quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc hiểu rõ các loại hình này giúp tối ưu hóa hiệu quả quản lý và phát triển bền vững. Vậy Chính phủ quy định thế nào về các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia?
Luật du lịch không chỉ tạo ra khung pháp lý cho hoạt động du lịch mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vậy Luật du lịch quy định như thế nào về khách du lịch?
Bảo vệ môi trường du lịch đang là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển nền du lịch. Môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển bền vững còn môi trường văn hóa đảm bảo hướng đến sự văn minh. Vậy hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vậy theo Luật Du lịch, Nhà nước đã đưa ra những chính sách gì để phát triển du lịch?
Xúc tiến du lịch được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy, xúc tiến du lịch là gì? Pháp luật quy định như thế nào về xúc tiến du lịch?
Trong quá trình hoạt động du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch và không được phép vi phạm pháp luật. Vậy những hành vi nào pháp luật nghiêm cấm trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.
Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ và xử lý các sai phạm về hoạt động du lịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Vậy theo quy định, có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào?
Nghề hướng dẫn du lịch đang trở thành nghề hot hiện nay, đi kèm với đó là những sai phạm trong quá trình hành nghề có sự tăng trưởng đáng kể. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch?
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được thành lập theo Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg ngày 12/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, tổ chức, bộ máy, nhân sự của Quỹ đã được kiện toàn. Vậy quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là gì? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của quỹ như thế nào?