'Hướng dẫn viên' là gì theo Luật Du lịch 2017?

14/05/2024

Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ 1/10/2018) gồm gồm 9 Chương 78 Điều, dành hẳn 1 Chương gồm 9 Điều để quy định về hướng dẫn viên.

Các quy định này đã tiếp thu tinh thần của Luật Du lịch 2005, đồng thời bổ sung một số nội dung mới nhằm tạo điều kiện cho hướng dẫn viên (còn gọi là hướng dẫn viên du lịch) hành nghề cũng như bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và các đối tượng liên quan.

Hướng dẫn viên là gì và phân loại hướng dẫn viên

Luật Du lịch 2017 quy định có ba đối tượng tham gia hướng dẫn du lịch, đó là Hướng dẫn viên nội địa (phục vụ khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc); Hướng dẫn viên quốc tế (phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài) và Hướng dẫn viên du lịch tại điểm (phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch). Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được xác định tên mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trùng lắp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng, đồng thời thể hiện rõ được vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch.

Hướng dẫn viên là một nghiệp vụ khá hot trong ngành du lịch. Ảnh minh hoạ.

Hướng dẫn viên là một nghiệp vụ khá hot trong ngành du lịch. Ảnh minh hoạ.

Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Luật Du lịch 2017 kế thừa các quy định về điều kiện cấp thẻ chung cho cả 3 loại hướng dẫn viên của Luật Du lịch 2005, đó là: Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy.

Luật Du lịch 2017 tiếp tục duy trì điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa: tốt nghiệp trung cấp trở lên. Tuy nhiên, quy định về trình độ của hướng dẫn viên du lịch nội địa có khác so với quy định trong Luật Du lịch 2005, không chỉ người có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, mà cả người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cũng đủ điều kiện được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Luật Du lịch 2017 thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế: nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Luật Du lịch 2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Quy định mới của Luật Du lịch 2017 nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước ta hiện nay. Tương tự quy định đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề trở lên đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Những người không học chuyên ngành hướng dẫn du lịch, thay vì quy định học các khóa 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng theo quy định của Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 quy định người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế

Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch không quy định yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Để được cấp thẻ, người đề nghị phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Luật Du lịch tiếp tục trao quyền cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên có nhiều thay đổi so với quy định của Luật Du lịch 2005. Luật Du lịch 2017 bổ sung quy định về điều kiện hành nghề để tạo điều kiện cho hướng dẫn viên được tự do lựa chọn đăng ký với tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Cụ thể, hướng dẫn viên chỉ được hành nghề khi đáp ứng cả 3 điều kiện sau:

(1) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

(2) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

(3) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Các quy định về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017 thể hiện tinh thần nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của hướng dẫn viên trong hoạt động hướng dẫn. Luật Du lịch 2017 còn quy định rõ quyền, nghĩa vụ của hướng dẫn viên và trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch.

Hiện nay, chỉ có một số hướng dẫn viên có hợp đồng lao động với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, phần lớn hướng dẫn viên còn lại hoạt động độc lập, chưa là thành viên của một trong các tổ chức nêu trên. Để đảm bảo sự liên tục của hoạt động du lịch nói chung, hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch nói riêng, việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch tạo cơ hội cho hướng dẫn viên hành nghề có tổ chức, đúng pháp luật là việc cấp thiết.

Tổng cục Du lịch trước đây (nay là Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã có văn bản yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành có biện pháp triển khai thành lập các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch ở các địa phương (Công văn số 1342/TCDL-LH ngày 27/10/2017), giúp bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, đồng thời phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên trong việc tuân thủ pháp luật.

Song song với việc gửi công văn cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Tổng cục Du lịch đã có công văn số 1343/TCDL-LH ngày 27/10/2017 gửi Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị xem xét sớm thành lập hội hướng dẫn du lịch Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hướng dẫn viên cũng như giúp bảo vệ quyền lợi cho chính hướng dẫn viên, cho các doanh nghiệp lữ hành và cho khách du lịch, góp phần đưa Luật Du lịch 2017 vào cuộc sống.

Ngày 03/11/2017, Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đã chính thức ra mắt, công bố quyết định thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, công bố Ban chấp hành của Hội và ban hành kế hoạch triển khai hoạt động cuối năm 2017 và năm 2018. Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP.HCM. Việc thành lập Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam là cần thiết và kịp thời, giúp giới thiệu việc làm, hỗ trợ hoạt động, bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên cũng như giúp các cơ quan nhà nước quản lý, nắm bắt hoạt động của lực lượng hướng dẫn viên.

Thời hạn thẻ hướng dẫn viên

Luật Du lịch 2017 quy định thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm, thời hạn sử dụng dài hơn so với quy định của Luật Du lịch 2005 (3 năm). Khi hết hạn, hướng dẫn viên được đổi thẻ nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, Luật Du lịch 2017 không quy định thời hạn sử dụng. Việc sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm tùy theo nhu cầu của cơ quan quản lý khu du lịch, điểm du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Trên đây là một số nội dung quan trọng của Luật Du lịch trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch. 

> Kinh doanh lữ hành quốc tế là gì và điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

Tác giả: Thanh Nga (Vụ Lữ hành – Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)

LUẬT DU LỊCH 2017

Chương VI: HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

4. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.

5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:

a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

d) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

2. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế bao gồm:

a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế;

c) Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

3. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

a) Điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về mẫu thẻ, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ.

Điều 60. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

c) Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

đ) 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 61. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh định kỳ hằng năm công bố kế hoạch tổ chức kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm;

b) Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh;

c) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Điều 62. Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa làm thủ tục đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch khi thẻ hết hạn sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Giấy tờ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này;

c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

d) Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã được cấp.

3. Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ có trách nhiệm cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về khóa cập nhật kiến thức, giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Điều 63. Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ. Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lại bằng thời hạn còn lại của thẻ đã được cấp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm;

c) Bản sao có chứng thực giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi trong trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi thông tin trên thẻ hướng dẫn viên du lịch.

3. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 64. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong trường hợp hướng dẫn viên du lịch có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

b) Cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;

c) Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật này;

d) Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quyết định thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch và công bố công khai trên trang thông tin điện tử quản lý hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch và cơ quan thu hồi thẻ.

3. Hướng dẫn viên du lịch đã bị thu hồi thẻ chỉ được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi thẻ.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây:

a) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;

b) Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;

c) Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;

d) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.

2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:

a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Điều 66. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên phạm vi toàn quốc.

2. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên địa bàn.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong việc tuân thủ pháp luật và hợp đồng đã ký với doanh nghiệp;

b) Bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch.

ĐỌC TIẾP

Đi du lịch để được gì? Những mục đích du lịch phổ biến nhất

Bạn đã sẵn sàng cho những chuyến phiêu lưu khám phá thế giới rộng lớn? Du lịch không chỉ là hành trình trải nghiệm, mà còn là cánh cửa mở ra những chân trời mới, giúp ta thấu hiểu bản thân và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

Visa khác hộ chiếu như thế nào?

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc di chuyển giữa các quốc gia đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để có thể hợp pháp đặt chân lên một quốc gia khác, bạn cần phải có những giấy tờ cần thiết, trong đó quan trọng nhất là visa và hộ chiếu.

Thủ tục xin visa Mỹ mới nhất: Làm visa Mỹ cần những giấy tờ gì?

Hoa Kỳ luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, để đặt chân đến xứ sở cờ hoa, bạn cần phải có visa. Vậy thủ tục xin visa Mỹ mới nhất như thế nào? Làm visa Mỹ cần những giấy tờ gì?

Visa Canada: Phân loại, thủ tục và kinh nghiệm xin visa Canada mới nhất

Canada - đất nước lá phong đỏ với thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng và nền văn hóa đặc sắc luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách khắp thế giới. Để đặt chân đến "xứ sở Bắc Mỹ" này, việc sở hữu visa Canada là điều kiện tiên quyết.

Visa Úc: Phân loại, thủ tục và kinh nghiệm xin visa của "xứ sở chuột túi"

Xứ sở chuột túi với những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, nền văn hóa độc đáo và cuộc sống hiện đại luôn là điểm đến hấp dẫn du khách toàn cầu. Tuy nhiên, để khám phá những điều tuyệt vời ấy, visa Úc (Australia) chính là "tấm vé thông hành" không thể thiếu.

Visa Mỹ: Phân loại, thủ tục và kinh nghiệm xin visa "xứ cờ hoa"

Nước Mỹ - quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới với nền kinh tế phát triển, văn hóa đa dạng luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, để đặt chân đến xứ sở cờ hoa, tấm visa Mỹ chính là chiếc chìa khóa rất quan trọng.

Có visa Đài Loan được miễn visa nước nào?

Visa Đài Loan không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn khám phá hòn đảo xinh đẹp này, mà còn có thể là "chìa khóa" mở ra cánh cửa đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các loại visa Đài Loan: Top 5 loại thị thực phổ biến nhất

Để nhập cảnh vào Đài Loan, bạn cần có visa hợp lệ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại visa Đài Loan phổ biến nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định và lựa chọn loại visa phù hợp với mục đích chuyến đi của mình.

Nhật Bản miễn visa cho Việt Nam trong những trường hợp nào?

Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và những thành phố hiện đại bậc nhất. Hiện nay, việc xin visa để nhập cảnh vào "xứ sở hoa anh đào" vẫn là một điều bắt buộc đối với nhiều người Việt Nam.

Xin visa du lịch Nhật Bản tự túc có khó như lời đồn?

Nhật Bản luôn là một trong những điểm đến nổi tiếng thu hút du khách bởi vẻ đẹp đa dạng, nền văn hóa độc đáo và ẩm thực tinh tế. Đối với nhiều người, xin visa du lịch Nhật Bản tự túc vẫn còn là một thử thách, bởi những lo lắng về thủ tục phức tạp và tỷ lệ đậu visa không cao.

Thủ tục xin visa Nhật Bản mới nhất: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Thủ tục xin visa Nhật Bản có thể khá phức tạp và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin visa Nhật Bản mới nhất, giúp bạn nắm rõ quy trình và chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ, chính xác.

Các loại visa Nhật Bản: Loại nào phổ biến nhất?

Với nền văn hóa đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, Nhật Bản luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, để đặt chân đến "xứ sở hoa anh đào", bạn cần phải có visa.

Cách tra cứu kết quả visa Hàn Quốc nhanh, chuẩn xác

Việc xin visa Hàn Quốc, dù là du lịch, du học hay lao động, đều là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chờ đợi. Sau khi nộp hồ sơ, chắc hẳn bạn sẽ mong muốn biết kết quả sớm nhất có thể.

Visa e8 Hàn Quốc là gì, dành cho đối tượng nào?

Trong những năm qua, Hàn Quốc nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho người lao động Việt Nam. Bên cạnh chương trình EPS với visa E9 dành cho lao động phổ thông, visa E8 lại mở ra cơ hội cho những ai mong muốn trải nghiệm làm việc ngắn hạn tại xứ sở kim chi.

Visa đoàn Trung Quốc là gì? Khác gì với visa tự túc?

Visa đoàn Trung Quốc là loại visa phổ biến được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là khi đi du lịch theo nhóm đến Trung Quốc. Vậy visa đoàn Trung Quốc là loại visa gì, dành cho đối tượng nào?

Du lịch Trung Quốc không cần visa bằng những cách nào?

Trung Quốc, với nền văn hóa phong phú, lịch sử lâu đời và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách quốc tế. Tuy nhiên, thủ tục xin visa Trung Quốc đôi khi khiến nhiều người e ngại. Vậy có cách nào để du lịch Trung Quốc mà không cần visa không?

Visa e9 Hàn Quốc là gì? Quyền lợi của người lao động khi có visa e9

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài trở thành lựa chọn của nhiều người lao động. Hàn Quốc, với nền kinh tế phát triển và nhu cầu nhân lực lớn, là một trong những điểm đến hấp dẫn. Và Visa E9 chính là cánh cửa mở ra cơ hội việc làm tại đây.

Thủ tục xin visa Hàn Quốc mới nhất và bí kíp chuẩn bị hồ sơ chuẩn chỉnh

Hàn Quốc, với nền ẩm thực hấp dẫn và cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, đang là điểm đến mơ ước của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đặt chân đến xứ sở kim chi, việc xin visa là bắt buộc.

Lễ hội Halloween ngày nào? Tại sao Halloween lại có bí ngô?

Halloween, lễ hội hóa trang đầy ma mị và huyền bí, đã trở thành một sự kiện văn hóa quen thuộc với giới trẻ trên khắp thế giới. Vậy, lễ hội Halloween được tổ chức vào ngày nào? Nguồn gốc của nó từ đâu mà ra? Và tại sao hình ảnh quả bí ngô lại gắn liền với ngày lễ đặc biệt này?

Thủ tục xin visa đi Trung Quốc mới nhất cần lưu ý những gì?

Trung Quốc, với nền văn hóa lâu đời, lịch sử phong phú và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách trên thế giới. Việc xin visa là một bước không thể bỏ qua khi muốn tới đất nước tỷ dân này.

Xin visa Nhật mất bao lâu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt hồ sơ?

Nhật Bản, với nền văn hóa độc đáo cùng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, luôn là điểm đến mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, để đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, việc xin visa là một bước không thể bỏ qua. Vậy xin visa Nhật Bản mất bao lâu?

Brands/Partner