Khái niệm và các loại hình du lịch y tế trên thế giới

20/10/2024

Mục lục
Giới thiệu: Đây là bài tham luận, nghiên cứu về Du lịch y tế của Khoa Du lịch Đại học Văn Hiến Việt Nam (*).

Du lịch y tế có nguồn gốc phát triển từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, gần đây du lịch y tế đã trở thành một ngành dịch vụ mới nổi trên phạm vi toàn cầu. Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), và đang phát triển theo 3 loại hình chính.

Du lich y te la gi

Lịch sử phát triển của du lịch y tế

Lịch sử du lịch y tế đã diễn ra trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong thời kỳ này, du lịch y tế bắt đầu với sự xuất hiện của các spa và nơi nghỉ dưỡng sức khỏe, nơi có suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng. Truyền thuyết cho rằng phòng tắm được cho là nơi thiêng liêng và kết nối mọi người với các vị thần của họ.

Cho đến thế kỷ 19, hầu hết tín ngưỡng tôn giáo về phòng tắm đã giảm xuống và được thay thế bằng tắm suối nước nóng, chủ yếu dành cho thủy trị liệu. Thủy trị liệu được nhiều khách du lịch biết đến để chữa nhiều loại bệnh, cụ thể là bệnh thấp khớp và bệnh thần kinh.

Trong thế kỷ 20, du lịch y tế đã được biết đến rộng rãi trên thế giới. Thế kỷ này được xem là thế kỷ của sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch y tế. Các quốc gia như Brazil đã tạo ra các đặc sản của riêng họ trong lĩnh vực y tế. Jamaica hoặc Cuba đã trở nên nổi tiếng về các thủ thuật làm đẹp vì họ là chuyên gia về các thủ thuật đó ở các nước Latin. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự mở rộng của du lịch y tế từ Bắc Mỹ đến Châu Âu và Châu Á.

Trong thế kỷ 21, hầu hết các quốc gia đã tham gia du lịch y tế một cách tích cực. Trong số các hoạt động liên quan đến du lịch, khách du lịch ở lại ít nhất một đêm tại một nơi với mục đích duy trì, cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe thông qua các can thiệp chăm sóc y tế. Du lịch y tế trong thế kỷ 21 không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành với quy mô rộng lớn, nổi bật và độc lập với ngành du lịch. Nguyên nhân chính của phát triển du lịch y tế là do chi phí điều trị tại nơi đến du lịch thấp hơn hoặc thiếu các phương pháp điều trị tại các nước bản địa. Một nghiên cứu (2016) cho thấy 40% bệnh nhân đi du lịch nước ngoài để điều trị là do muốn sử dụng các công nghệ y khoa tiên tiến ở nước sở tại, trong khi đó, 32% tìm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, 15% vì thời gian chờ đợi lâu hơn ở nước sở tại, và 9% khách du lịch đi du lịch nước ngoài là do chi phí y tế ở nước đến du lịch thấp hơn.

Du lịch y tế phù hợp với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch y tế đã phát triển với tốc độ và quy mô vô cùng mạnh mẽ như một ngành công nghiệp mới trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, du lịch y tế đang mở rộng và phát triển nhanh, các quốc gia đang cạnh tranh mạnh mẽ thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Hiện nay, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2016), nhiều nước đã và đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch y tế như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về du lịch y tế đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt của nó đối với kinh tế, về cung và cầu, những thuận lợi và bất lợi của sự phát triển du lịch y tế đối với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa du lịch y tế là một quá trình đi du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức khoẻ. Điều này phù hợp với định nghĩa được cung cấp bởi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), trong đó một trong những phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của GATS là tiêu dùng ở nước ngoài, theo đó người tiêu dùng dịch vụ (cụ thể là khách du lịch hoặc bệnh nhân) di chuyển đến lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo mong đợi.

Ba loại hình du lịch y tế

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã tăng tốc trong nỗ lực phát triển du lịch y tế, từ đầu tư công nghệ đến sự công nhận các bệnh viện đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phù hợp để triển khai du lịch y tế. Ở thời điểm hiện nay, các quốc gia Châu Á đang dẫn đầu thu hút khách du lịch y tế như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, bên cạnh đó một vài quốc gia ở Châu Âu và Mỹ Latinh như Romania và Costa Rica cũng đã vươn lên trong “top” đứng đầu bảng xếp hạng hàng đầu về du lịch y tế. Ngành công nghiệp đặc biệt này có cả yếu tố cung và cầu kích thích sự tăng trưởng của nó. Một số quốc gia như Columbia, Pakistan, Trung Quốc, Bôlivia và Brazil đang đẩy mạnh tiếp thị về hiến tạng, trong khi các nước Đông Nam Á đang tập trung vào phẫu thuật tim bên cạnh các spa và chăm sóc sức khỏe.

Quá trình phát triển ngành công nghiệp du lịch y tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay có thể xếp thành 3 loại hình khác nhau:

(1) Du lịch y tế nội địa hay Du lịch y tế trong nước (domestic medical tourism)

Hay còn được gọi là du lịch y tế địa phương, là khi các cá nhân đi từ tỉnh, thành, tiểu bang này sang tỉnh, thành, tiểu bang khác trong cùng một quốc gia bản địa của mình để tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ban đầu, thuật ngữ "du lịch y tế nội địa" được sử dụng ở Mỹ, cho công dân Mỹ đi qua ranh giới tiểu bang hoặc từ thành phố này sang thành phố khác cho các mục đích chăm sóc y tế. Những lý do chính cho du lịch y tế trong nước là chi phí thấp hoặc tại địa phương cư trú không có kỹ thuật chăm sóc theo nhu cầu.

Lợi thế của du lịch nội địa là khoảng cách ngắn hơn và nhanh hơn so với du lịch y tế xuyên biên giới. Không chỉ vậy, du lịch y tế trong nước còn giúp hạn chế thất thoát ngoại tệ ra nước ngoài.

(2) Du lịch y tế quốc tế hay Du lịch y tế xuyên biên giới (cross-border medical tourism)

loại hình này khá nổi tiếng trong các nước thuộc Liên minh Châu Âu, theo đó công nhân, người di cư và người về hưu sẽ đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để chăm sóc y tế. Loại hình du lịch y tế quốc tế này đòi hỏi khách du lịch phải đi một quãng đường dài hơn và mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết tất cả các nước Châu Âu đều có hệ thống chăm sóc sức khỏe với độ bao phủ toàn dân ở mức độ cao, nhưng trong một số trường hợp, công dân Châu Âu có thể tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia thành viên EU khác. Đức, Tây Ban Nha, Hungary và Bỉ là nước cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và thu hút bệnh nhân từ nước ngoài đến điều trị. Ngày nay, thuật ngữ du lịch y tế xuyên biên giới đã được toàn cầu hóa thành thuật ngữ "du lịch y tế" và nó đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây và trở thành một ngành công nghiệp đặc biệt trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển.

Du lịch y tế  đang mở rộng nhanh chóng đặc biệt là ở khu vực Châu Á, nơi các quốc gia đang cạnh tranh thông qua các nỗ lực cung ứng các loại hình dịch vụ y tế và chiến lược tiếp thị trên toàn cầu. Ở hầu hết các quốc gia phát triển như Anh, người dân không đủ khả năng với mức chi phí điều trị cao sẽ có các lựa chọn tốt hơn với chi phí điều trị y tế thấp hơn ở các nước Châu Á như Malaysia và Thái Lan. Bên cạnh đó, Ấn Độ đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều khách du lịch theo đuổi nhất nhờ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sự sẵn có của y học cổ truyền.

(3) Du lịch y tế “Diaspora” (Diaspora - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “διασπορά”, có nghĩa là sự di trú của một nhóm người, có cùng nguồn gốc dân tộc, khỏi vùng đất định cư hay vùng đất tổ tiên)

Đây là loại hình du lịch y tế đặc biệt dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đến để du lịch y tế. Diaspora có thể bao gồm: kết hợp thăm gia đình, du lịch di sản văn hoá, du lịch y tế, du lịch kinh doanh. Loại hình du lịch y tế này thường được sử dụng bởi thế hệ người nhập cư đầu tiên hoặc thứ hai và họ có điều kiện đi du lịch trong nước hoặc quốc tế. Ví dụ, du lịch y tế Diaspora được thực hiện bởi ủy ban người nước ngoài Somalia ở Hoa Kỳ nơi họ tài trợ cho các bệnh nhân được điều trị ở Đức. Thường gặp hơn là du lịch y tế “Diaspora” được thực hiện trong xã hội có chung sự tương đồng về môi trường văn hoá, gia đình, ngôn ngữ và có kỳ vọng thấp hơn so với các loại hình khác về chăm sóc sức khoẻ.

Malaysia hiện đang dẫn đầu châu Á về loại hình du lịch y tế “Diaspora” này, đặc biệt là thu hút khách du lịch từ các quốc gia Trung Đông.

5 bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch y tế của Malaysia

 Malaysia đã đạt được một bước tiến lớn trong hơn một thập kỷ qua trong lĩnh vực du lịch y tế. Lịch sử phát triển du lịch y tế ở Malaysia bắt đầu sau khi thoát khỏi thuộc địa nước Anh vào năm 1957. Qua hơn 60 năm, Malaysia đã cùng với Singapore và Thái Lan đã lập nên một trong những kỷ lục tốt nhất ở Châu Á về du lịch y tế, là những quốc gia được xếp vào “top 10” các nước trên thế giới thu hút khách du lịch quốc tế.

Hiện nay, Malaysia thật sự trở thành một trong những chọn lựa hàng đầu về điểm đến của khách du lịch y tế trên thế giới. Du lịch y tế của Malaysia đã được cả thế giới biết đến nhờ triển khai thành công chiến lược cạnh tranh điểm đến cho khách du lịch, đó là cơ sở hạ tầng hiện đại với các chuyên gia y tế giỏi và giá cả cạnh tranh.

Số lượng khách du lịch y tế nội địa của Malaysia trong năm 2012 đến 2014 liên tục tăng từ 25.032.708 lên 27.437.315 lượt. Riêng khách du lịch y tế nước ngoài, trung bình mỗi tháng có từ một đến hai triệu lượt trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014. Du lịch y tế tại Malaysia đã có sự tăng trưởng đáng kể và cao nhất là vào năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ khách du lịch y tế đã giảm xuống 3,7% trong năm 2015 (so với năm 2014), nhưng điều này không làm thay đổi thực tế rằng Malaysia vẫn là một quốc gia trong những điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất cho du lịch y tế.

Những bài học kinh nghiệm có thể đúc kết được từ Malaysia về phát triển du lịch y tế

(1) Chính phủ Malaysia có chủ trương đầu tư phát triển và quảng bá du lịch y tế

Malaysia thật sự bắt đầu thúc đẩy phát triển loại hình du lịch y tế từ sau cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở các nước Châu Á vào năm 1997, cuộc khủng hoảng này đã làm hiệu suất của du lịch y tế giảm mạnh. Đến năm 1998, Chính phủ Malaysia bắt đầu củng cố phát triển và quảng bá du lịch y tế, du lịch y tế được xem là một phân nhánh mới của cả hai lĩnh vực y tế và du lịch, với sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau cho du lịch y tế phát triển, nhất là cạnh tranh “điểm đến” tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch. Du lịch y tế tại Malaysia được Bộ Y tế tạo điều kiện phát triển và giám sát.

(2) Phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và chất lượng dịch vụ

Một trong những lý do khiến Malaysia luôn được xem như một điểm đến về du lịch y tế đó là cơ sở hạ tầng của các bệnh viện đều được đầu tư hiện đại ngang bằng các nước khác trong khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Philippines và Hàn Quốc. Đây là những quốc gia được đánh giá là có nhiều bệnh viện tốt nhất về cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ hiện đại và có chuyên gia y tế giỏi. Một trong những thành công của Malaysia đó là các cơ sở y tế khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đã thu hút khách du lịch y tế từ các nước láng giềng và các nước từ các khu vực khác trên thế giới, nhất là các nước Trung Đông.

(3) Phát huy được thế mạnh về y học cổ truyền và y học bổ sung

Theo nhận định của TCYTTG (2017), y học cổ truyền và y học bổ sung (Traditional and Complementary Medicine - TCM) hoặc y học thay thế (Alternative Medicine) ở Malaysia đã thật sự là một phần của năng lực cạnh tranh điểm đến cho khách du lịch y tế tại Malaysia. Ước tính, y học cổ truyền và y học bổ sung đã đóng góp nguồn thu cho Malaysia khoảng 1.000 triệu RM mỗi năm. Theo chính sách quốc gia về y học cổ truyền và bổ sung của Bộ Y tế Malaysia (năm 2007), TCM là một hoạt động liên quan đến sức khỏe nhằm mục đích bảo tồn, phòng ngừa, điều trị hoặc quản lý bệnh tật cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. TCM có thể bao gồm sự kết hợp giữa thực hành y tế của các nền văn hóa khác nhau, bao gồm y học cổ truyền Malay, y học cổ truyền Hồi giáo, y học cổ truyền Trung Quốc, y học cổ truyền Ấn Độ, và các liệu pháp bổ sung khác.

(4) Giá cả dịch vụ kỹ thuật cạnh tranh với các nước trong khu vực

Chi phí khám, chữa bệnh tại Malaysia luôn thấp hơn các nước trong khu vực đang triển khai du lịch y tế. Malaysia luôn sẵn có các cơ sở khám, chữa bệnh với chất lượng cao với giá phải chăng đã thu hút khách du lịch rời khỏi Singapore để chuyển sang Malaysia, Singapore là nơi mà chi phí y tế thường tăng vọt mặc dù trải nghiệm của bệnh nhân sau khi sử dụng các dịch vụ y tế tại Singapore luôn được đánh giá là hấp dẫn nhất. Một ca phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với một chi phí được cho là tương đối thấp tại một bệnh viện tư nhân ở Singapore là 14.000 USD, trong khi tại Trung tâm y tế Mahkota ở Malaysia chỉ có giá 8.800 USD.

(5) Kết nối ngành y tế và ngành du lịch, vận dụng hiệu quả cả 3 loại hình của du lịch y tế, nhất là loại hình “Du lịch y tế Diaspora”

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá thành cạnh tranh nhằm thu hút khách du lịch y tế trong nước và quốc tế (loại hình 1 và 2 của du lịch y tế), Malaysia đã vận dụng thành công loại hình du lịch y tế Diaspora (loại hình 3). Đó là thu hút khách du lịch y tế từ các nước Trung Đông đến với thương hiệu Malaysia như một quốc gia Hồi giáo. Các cơ sở y tế đạt tiêu chí “halal” (Trung tâm Du lịch Hồi giáo Malaysia - 2017), như đạt chứng nhận JAKIM 'Halal Hub – một chứng nhận cho nhiều ngành công nghiệp ở các nước Hồi giáo, trong đó có ngành du lịch y tế. Chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.

(*) Tài liệu này được đăng tải trên website Đại học Văn Hiến, link gốc: https://dl.vhu.edu.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/3-loai-hinh-du-lich-y-te-tren-the-gioi-va-bai-hoc-kinh-nghiem.

- Đọc thêm về Kiến thức du lịch.

Đại học Văn Hiến , 08:52 20/10/2024

ĐỌC TIẾP

Xin visa Trung Quốc có cần chứng minh tài chính không?

Trung Quốc là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nền văn hóa đặc sắc. Để nhập cảnh vào Trung Quốc, du khách Việt Nam cần phải xin visa. Khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, nhiều người không khỏi thắc mắc: "Xin visa Trung Quốc có cần chứng minh tài chính không?".

Visa du lịch Trung Quốc có thời hạn bao lâu?

Trung Quốc, với nền văn hóa lâu đời và đa dạng cùng những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế, trong đó có Việt Nam. Để đặt chân đến đất nước tỷ dân này, hầu hết du khách đều phải xin visa. Vậy visa du lịch Trung Quốc có thời hạn bao lâu?

Visa Trung Quốc: Phân loại, thủ tục và kinh nghiệm xin visa Trung Quốc mới nhất

Trung Quốc luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đặt chân đến khám phá nơi đây, việc xin visa là điều kiện tiên quyết. Thủ tục xin visa Trung Quốc không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm rõ những quy định mới nhất.

Các loại visa Trung Quốc phổ biến nhất

Trung Quốc, với nền văn hóa lâu đời, lịch sử phong phú và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách. Trước khi lên kế hoạch khám phá đất nước tỷ dân này, bạn cần tìm hiểu kỹ về chính sách visa và lựa chọn loại visa phù hợp với mục đích chuyến đi của mình.

Du lịch y tế: Du lịch nước ngoài với mục đích nhận chăm sóc y tế

Đi du lịch đến một quốc gia khác để được chăm sóc y tế có thể có rủi ro. Đó là điều mà du khách cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Liệu hành trình chăm sóc sức khỏe ở một đất nước xa lạ có thực sự "màu hồng" như mong đợi?

Đi Đài Loan có cần visa không? Các trường hợp được miễn visa Đài Loan

Với những thành phố sầm uất, thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đặc sắc, Đài Loan đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách, trong đó có Việt Nam. Trước khi tới khám phá hòn đảo này, nhiều người không khỏi băn khoăn "Đi Đài Loan có cần visa không?".

Đi Trung Quốc có cần visa không? Trường hợp nào được miễn visa?

Trung Quốc, với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, cùng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới luôn là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam khi lên kế hoạch du lịch Trung Quốc thường băn khoăn về thủ tục xin visa. Vậy đi Trung Quốc có cần visa không?

Du lịch y tế tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, mang lại tiềm năng đầu tư cho các doanh nghiệp quan tâm đến du lịch y tế. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để điều hướng và nắm bắt thành công các cơ hội trong ngành công nghiệp mới nổi này.

Tổng hợp danh sách các nước miễn visa cho công dân Việt Nam

Hiện nay có nhiều quốc gia mở rộng chính sách miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam, cho phép nhập cảnh dễ dàng và thuận tiện hơn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mở ra cơ hội trải nghiệm những nền văn hóa mới lạ, khám phá những vùng đất thú vị trên thế giới.

Visa là gì? Thủ tục cấp visa mới nhất năm 2024

Để đặt chân đến một đất nước mới, bên cạnh việc sở hữu hộ chiếu hợp lệ, bạn cần phải có visa - một loại giấy tờ đóng vai trò như "chìa khóa" mở ra cánh cửa vào quốc gia đó. Vậy visa là gì? Thủ tục xin cấp visa mới nhất năm 2024 như thế nào?

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là gì? Có bao nhiêu phương thức vận chuyển quốc tế?

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia đã trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Vậy, có những phương thức vận chuyển quốc tế nào đang được sử dụng phổ biến?

Xu hướng nổi bật của du khách Việt Nam khi đi du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một xu hướng phổ biến trong cộng đồng du khách Việt Nam. Không chỉ là hành trình tìm về chốn bình yên, du lịch tâm linh còn mang đến những trải nghiệm văn hóa, lịch sử và tâm linh sâu sắc. Vậy đâu là xu hướng nổi bật của du khách Việt khi tham gia loại hình du lịch này?

Vì sao Tổ chức Du lịch Thế giới đổi tên?

Không chỉ có logo thương hiệu mới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) còn đổi tên thành Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) vào đầu năm 2024. Sự thay đổi này có ý nghĩa gì và đâu là lý do đằng sau quyết định đó?

Đây là cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Cuốn hộ chiếu bên ngoài màu đỏ, bên trong màu tím và cho phép người sở hữu nó có thể thoải mái di chuyển tới 195 quốc gia trên toàn thế giới mà không cần thị thực.

Tại sao trên chuyến bay vẫn kết nối được Wifi?

Làm thế nào để có thể truy cập Internet dễ dàng khi bạn đang ngồi trên máy bay với vận tốc hơn 800 km/giờ? Để trải nghiệm dịch vụ Wifi an toàn trong suốt hành trình bay, hành khách nên tìm hiểu trước các mẹo kết nối Wifi trên máy bay đúng cách và một số lưu ý quan trọng khác.

Du lịch chữa lành là gì? Top 5 địa điểm lý tưởng để du lịch chữa lành

Du lịch chữa lành đang dần trở thành xu hướng xê dịch mới được ưa chuộng bởi thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z. Vậy du lịch chữa lành là gì?

Mẹo tắm biển an toàn cho mùa hè

Mùa hè là thời gian lý tưởng để chúng ta lên kế hoạch cho những chuyến nghỉ dưỡng và du lịch biển. Để đảm bảo có những chuyến đi an toàn, bạn nên lưu ý một số mẹo vặt quan trọng để tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm bất ngờ.

Du lịch thể thao là gì? Tìm hiểu chi tiết về loại hình du lịch ngày càng phổ biến hiện nay

Trong thời đại ngày nay, khi con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe và tinh thần, du lịch thể thao đã và đang trở thành một ngành công nghiệp mới nổi đầy tiềm năng. Vậy, du lịch thể thao là gì?

Tổng hợp các mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch chuẩn chỉnh nhất

Đơn xin nghỉ phép đi du lịch là một văn bản quan trọng thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp của người lao động đối với công ty và đồng nghiệp khi muốn nghỉ làm đi chơi.

Bí kíp để không bị “ghét” khi đi du lịch

Du khách được chào đón hơn nếu biết chọn địa điểm không quá tải, hòa nhập ở điểm đến và tôn trọng không gian riêng tư.

Tìm hiểu về du lịch cộng đồng và bộ quy tắc ứng xử cho cộng đồng địa phương

Du lịch cộng đồng là gì? Có những quy định gì liên quan tới quy tắc ứng xử cho cộng đồng địa phương. Liệu có yêu cầu gì với khu vực chế biến, ăn uống ở điểm du lịch cộng đồng không?

Brands/Partner