Theo Báo Điện tử Chính phủ, hiện đã có danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW).
Theo đề án điều chỉnh đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW, An Giang và Kiên Giang sẽ được sáp nhập, hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới mang tên tỉnh An Giang. Trung tâm hành chính sẽ được đặt tại địa điểm hiện nay của Kiên Giang.
Thuộc vùng Tây Nam Bộ, An Giang là nơi dòng Mekong chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu trước khi hòa vào đồng bằng châu thổ. Vị trí chiến lược, chỉ cách TP.HCM khoảng 4 giờ và TP.Cần Thơ 1,5 giờ di chuyển, cùng hơn 100 km đường biên giới giáp Campuchia giúp An Giang trở thành điểm đến thuận tiện về giao thương và du lịch quốc tế.
An Giang (Ảnh: Internet)
Điểm khác biệt nổi bật của An Giang so với các tỉnh miền Tây là có núi giữa đồng bằng, tạo nên những danh thắng đặc sắc như núi Sam, núi Cấm, rừng tràm Trà Sư. Bên cạnh đó, An Giang còn là nơi hội tụ văn hóa của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, với hệ thống di tích, chùa chiền và đời sống sinh hoạt mang đậm bản sắc, tạo nên một không gian văn hóa phong phú, hấp dẫn du khách.
Liền kề An Giang, Kiên Giang nổi bật với hệ sinh thái đa dạng từ rừng, núi, biển đến đảo. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao phủ nhiều vùng như Phú Quốc, U Minh Thượng, Kiên Lương, là nơi sinh sống của nhiều loài quý hiếm như bò biển và các loài thực vật ngập mặn đặc hữu.
Kiên Giang (Ảnh: Internet)
Các danh thắng như chùa Hang, hòn Phụ Tử, Thạch Động gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và giá trị tâm linh. Đặc biệt, Phú Quốc – hòn đảo ngọc lớn nhất Việt Nam – đang trở thành trung tâm du lịch biển đảo hàng đầu cả nước, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và hệ sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp.
Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét và ban hành Nghị quyết chính thức về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm 2025. Sau khi nghị quyết này được thông qua, danh sách các tỉnh thành mới được hình thành sau quá trình sáp nhập các tỉnh thành trong năm 2025 dự kiến sẽ bắt đầu đi vào vận hành và hoạt động theo cơ cấu tổ chức mới sau ngày 30 tháng 8 năm 2025.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Trong bối cảnh cả nước đang có những điều chỉnh về cơ cấu hành chính, việc sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra về phương án sáp nhập các tỉnh, trong đó có hai tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng là Hưng Yên và Thái Bình.
Các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định từng có giai đoạn hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh (từ 1975 đến 1991). Hiện nay, trước định hướng sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, dư luận lại quan tâm đến khả năng ba tỉnh này sẽ được tổ chức lại như thế nào.
Miền Trung từng chứng kiến sự hợp nhất của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vào năm 1976 để thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, một đơn vị hành chính tồn tại đến năm 1989 trước khi được tách trở lại.
Trong bối cảnh đang có những định hướng về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, dư luận cũng dành sự quan tâm đến phương án sáp nhập của nhiều địa phương, trong đó có Quảng Ngãi và Kon Tum. Vậy, hai tỉnh này nếu hợp nhất sẽ mang tên gọi mới là gì và đặt trụ sở ở đâu?
Máy bay là lựa chọn lý tưởng cho kỳ nghỉ hè. Đừng quên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân để tránh lãng phí thời gian tại sân bay và giữ hành trình suôn sẻ từ đầu đến cuối.
Trước chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thông tin về việc sáp nhập các tỉnh thành trên cả nước đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Nhiều người đã tò mò về phương án sáp nhập cụ thể đối với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Trong lịch sử, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã từng được sáp nhập vào năm 1962 để thành lập một tỉnh mới. Tỉnh mới này có tên là tỉnh Hà Bắc. Tỉnh Hà Bắc tồn tại cho đến năm 1996 thì lại được tách ra thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang như cũ.
Trong bối cảnh cả nước đang hướng tới việc sắp xếp, tinh gọn các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chủ trương chung, nhiều người quan tâm liệu tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng có được hợp nhất hay không, và nếu có thì đơn vị hành chính mới sẽ mang tên gì, đặt trụ sở ở đâu.
Căn cứ Nghị quyết 60-NQ/TW, ba địa phương TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sẽ được hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới mang tên TP.HCM, mở ra cơ hội tăng cường liên kết vùng, phát huy lợi thế vùng đô thị – công nghiệp – cảng biển và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW, ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đăk Nông sẽ được sáp nhập, hình thành đơn vị hành chính mới mang tên tỉnh Lâm Đồng, mở ra cơ hội phát triển liên vùng mạnh mẽ.
Vùng môi và quanh mắt có làn da mỏng, nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn các vùng da khác, nhưng lại thường bị bỏ quên khi chống nắng, khiến da dễ bị tổn thương, lão hóa sớm.
Trước thông tin về chủ trương sáp nhập các tỉnh thành trên cả nước theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, nhiều người thắc mắc: Liệu hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sẽ hợp nhất thành đơn vị hành chính nào?
Trước thông tin về chủ trương sáp nhập các tỉnh thành trên cả nước theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, nhiều người quan tâm: Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ hợp nhất thành đơn vị hành chính nào, tên gọi mới ra sao và trụ sở chính sẽ được đặt tại đâu?
Kem chống nắng là bước không thể thiếu, đặc biệt với làn da khô – vốn dễ bong tróc, nhạy cảm dưới nắng. Việc lựa chọn đúng sản phẩm giúp không chỉ bảo vệ da khỏi tia UV mà còn bổ sung độ ẩm, giữ da mềm mịn và khỏe mạnh suốt cả ngày.
Đi du lịch luôn đầy háo hức, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rắc rối như mất hộ chiếu, lạc đường hay quên chìa khóa. Để tránh biến chuyến đi mơ ước thành “ác mộng”, bạn nên chuẩn bị kỹ càng.