Chùa Gò Kén: Ngôi cổ tự linh thiêng giữa lòng Tây Ninh
Nằm giữa những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài, Chùa Gò Kén (hay còn gọi là Thiền Lâm Cổ Tự) hiện lên như một ốc đảo thanh tịnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Phật giáo.
12/02/2025
Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, bởi đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, mang ý nghĩa khởi đầu viên mãn, tròn đầy. Vào dịp này, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng, đi chùa lễ Phật để cầu mong một năm bình an, may mắn, phước lành và mưa thuận gió hòa.
Năm 2025, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 12/2 dương lịch. Dù thời tiết Hà Nội mưa rét từ sáng sớm, nhiều ngôi chùa vẫn tấp nập du khách đến dâng hương, cầu an. Những địa điểm tâm linh như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ, đền Kim Liên… đều thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.
Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long, được xem là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Mỗi dịp Rằm tháng Giêng, nhiều người tìm đến đây để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc. Phủ Tây Hồ cũng là địa điểm thu hút đông đảo người dân. Tuy lượng khách đến hành hương đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn.
Theo báo Tiền Phong, năm nay, để đảm bảo an ninh và trật tự trong những ngày đầu xuân, UBND quận Tây Hồ đã chỉ đạo UBND phường Quảng An, Ban Quản lý di tích phủ Tây Hồ triển khai phương án phân luồng giao thông, sắp xếp các gian hàng và tổ chức hoạt động tín ngưỡng theo quy định. Công tác tổ chức trước, trong và sau dịp lễ hội được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo không gian văn hóa tâm linh trang nghiêm, văn minh.
Chị Vũ Minh Hạnh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi luôn giữ thói quen đi lễ chùa vào Rằm tháng Giêng suốt nhiều năm qua. Với tôi, việc đến đình, chùa không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy, mà cốt ở cái tâm thành kính. Gia đình tôi cũng cố gắng hành hương đủ Thăng Long tứ trấn để cầu mong năm mới bình an, mạnh khỏe”.
Tại đền Kim Liên – một trong bốn tứ trấn của Thăng Long – không khí cũng nhộn nhịp không kém. Người dân tấp nập ra vào, thành kính dâng hương, cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió. Hội đền và đình Kim Liên thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhưng từ đầu năm, nơi đây đã là điểm đến quen thuộc của nhiều Phật tử và du khách.
Nhằm thực hiện có hiệu quả công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội xuân năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân và du khách trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và tham dự lễ hội. Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên được yêu cầu không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hạn chế đốt vàng mã tràn lan gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
Rằm tháng Giêng không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính, mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Dù đi chùa lễ Phật hay dâng hương tại các đền phủ, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và ý thức giữ gìn nếp sống văn minh nơi cửa Phật.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình. Thông tin liên hệ:
|
Nằm giữa những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài, Chùa Gò Kén (hay còn gọi là Thiền Lâm Cổ Tự) hiện lên như một ốc đảo thanh tịnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Phật giáo.
Bên cạnh những địa danh sầm uất, quen thuộc như Dương Đông, Bãi Sao hay Bãi Dài, Phú Quốc vẫn còn ẩn giấu những góc thiên đường hoang sơ, ít người biết đến, nơi vẻ đẹp tự nhiên được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Một trong số đó chính là Bãi Thơm.
Mùa hè, mùa của những tia nắng vàng rực rỡ, của bầu trời trong xanh và những kế hoạch du lịch đầy hứng khởi. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để tạm gác lại những bộn bề thường nhật, xách ba lô lên và khám phá những miền đất mới.
TP. Nha Trang (Khánh Hòa) không chỉ gây ấn tượng với biển xanh, cát trắng mà còn quyến rũ du khách bởi những con đường hoa giấy rực rỡ sắc màu, trở thành điểm check-in lý tưởng được nhiều người yêu thích mỗi dịp hè về.
Nhắc đến du lịch miền Trung chắc hẳn ai cũng từng nghe qua cụm từ “xứ Nẫu” - cách gọi thân thương dành riêng cho vùng đất Phú Yên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh ngọc ngà, những món ăn đậm đà vị biển mà còn bởi sự nặng tình, nặng nghĩa của người dân bản địa.
Chùa Bốn Mặt là một trong những ngôi cổ tự linh thiêng và nổi tiếng nhất tại Sóc Trăng với lịch sử hơn 500 năm. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh của người Khmer mà còn thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc độc đáo và không gian thanh tịnh.
Nam Định là điểm đến lý tưởng để tránh nóng hè 2025. Cùng gia đình và bạn bè khám phá những địa điểm “hot hit” nhất nơi đây, tận hưởng không khí mát lành và khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tiếp nối thành công rực rỡ và những dấu ấn khó phai của mùa lễ hội trước, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đã chính thức công bố thời gian trở lại, hứa hẹn một mùa hè bùng nổ và một "kỷ nguyên mới" đầy khát vọng cho thành phố biển xinh đẹp.
Cá bống sông Trà là một trong những đặc sản nổi bật của tỉnh Quảng Ngãi, được coi là "tuyệt phẩm" của nền ẩm thực miền Trung Việt Nam. Với hương vị đặc trưng, cá bống sông Trà không chỉ hấp dẫn thực khách trong và ngoài tỉnh mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Mì sụa đã trở thành một biểu tượng ẩm thực đặc sắc của thành phố Sóc Trăng. Mì sụa hay còn gọi là mì sụa kiểu người Hoa, là món ăn không chỉ có hương vị độc đáo mà còn mang trong mình câu chuyện về sự giao thoa văn hóa giữa người Hoa và người Việt.
Giữa vô vàn hàng quán lớn nhỏ, việc tìm ra một địa chỉ ốc hút "chuẩn vị" Đà Nẵng, nơi có những con ốc tươi ngon, được chế biến khéo léo với công thức gia truyền, quả thực không hề dễ dàng.
Khi mới được tiếp nhận, chùa Thiên Phước chỉ là căn nhà lá nhỏ giữa cánh đồng hoang vắng, mái tôn đơn sơ, cỏ dại mọc um tùm. Hôm nay, nơi đây là điểm dừng chân thanh tịnh, mời bạn ghé thăm để cảm nhận sự đổi thay và tìm hiểu câu chuyện đầy ý nghĩa của ngôi chùa.
Quận Tây Hồ, viên ngọc quý của Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp lãng mạn, không gian thoáng đãng và sự giao thoa hài hòa giữa nét truyền thống và hơi thở hiện đại.
Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch từ Hà Nội đến Hậu Giang, chắc chắn một câu hỏi lớn là khoảng cách giữa hai địa điểm này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về khoảng cách và phương tiện di chuyển giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến đi đầy thú vị này.
Hè 2025 nếu bạn đang tìm một nơi để hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, Bình Thuận chính là lựa chọn lý tưởng. Cùng khám phá 5 địa điểm cắm trại đẹp mê hồn, hứa hẹn mang đến trải nghiệm đáng nhớ cho mùa hè rực rỡ!
Khác với vẻ đẹp dịu dàng của biển miền Trung hay sự trù phú của biển miền Nam, biển miền Bắc mang một sức hút rất riêng với những vịnh kỳ quan, những hòn đảo ngọc ẩn mình giữa núi đá vôi hùng vĩ và cả những bãi biển mới nổi đầy tiềm năng.
Lò gạch cũ Hội An là điểm check-in độc đáo, gây ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ và nét cổ kính nhuốm màu thời gian. Giữa khung cảnh làng quê yên bình, nơi đây trở thành background lý tưởng để bạn thỏa sức sáng tạo những bức ảnh sống ảo "đẹp như tranh vẽ".
Gần 100 con cá heo xuất hiện khi bơi ngang qua vịnh Nha Trang, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp và hiếm gặp giữa làn nước trong xanh.
Cách Hà Nội không quá xa (120km), chỉ khoảng 3 giờ lái xe, xã Hữu Liên thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đang nổi lên như một điểm đến không thể bỏ qua.
Vùng đất Tây Đô từ lâu đã nổi tiếng là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa độc đáo. Một trong những nền văn hóa ấy chính là văn hóa Khmer và ngôi chùa Pothisomron là một minh chứng rõ nét cho sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống Khmer và vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây Nam Bộ.
Lễ Vía Bà Thiên Hậu là sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Lễ hội này không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Bà Thiên Hậu mà còn là cơ hội để khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hoa tại miền Tây.