Bảng xếp hạng du lịch Việt Nam nửa đầu năm: Thành phố nào dẫn đầu?
Trong bức tranh tăng trưởng ấn tượng của du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025, TP.HCM đã khẳng định vị thế dẫn đầu tuyệt đối khi đứng đầu cả nước về cả lượng khách và doanh thu.
02/08/2024
Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Hoàng Việt Trung cho biết: Sau 6 năm trùng tu, ngay sau lễ khánh thành vào sáng ngày 1/8/2024, An Lăng đã mở cửa đón khách du lịch tham quan miễn phí. Tuy nhiên, thời gian tham quan miễn phí chỉ diễn ra trong thời gian đầu nhằm kiểm tra tính hiệu quả và hoàn thiện các khâu tiếp đón, thuyết minh và đo lường lượng du khách đến tham quan. Từ đó, Trung tâm có cơ sở để đề xuất và trình Hội đồng nhân dân tỉnh về mức giá vé tham quan di tích vào kỳ họp sắp tới.
An Lăng, nơi an nghỉ của ba vị vua triều Nguyễn gồm: Vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân. Lăng nằm trên khu đất rộng gần 6 ha trên đường Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng được xây dựng vào năm 1899 bởi vua Thành Thái để thờ phụng vua Dục Đức, cha của ông. Công trình có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn so với các lăng khác của nhà Nguyễn, bên trong lăng không có Bi Đình và tượng đá như các lăng khác. Phía trước lăng là đồi Phước Quả làm tiền án, sau lưng là núi Tam Thai làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
Sau khi vua Thành Thái qua đời vào năm 1954, thi hài của ông được đưa về đây chôn cất cùng cha mình. Năm 1987, di hài của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi sang Pháp làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes (Paris - Pháp), sau đó được đưa về An Lăng (Huế) để an táng bên cạnh vua Thành Thái và Dục Đức.
Trải qua hơn trăm năm tồn tại di tích đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều và đứng trước nguy cơ bị hoang phế. Năm 2018, chính quyền thành phố Huế đã khởi công dự án trùng tu An Lăng với chi phí 40 tỷ đồng. Sau 5 năm, các hạng mục chính của công trình đã được hoàn thành vào năm 2013. Từ đó đến nay, những hạng mục khác tiếp tục được hoàn thành và chính thức khánh thành vào 1/8.
Những hạng mục trong dự án trùng tu An Lăng được tu bổ lần này gồm: Điện Long Ân (nơi thờ ba vị vua nhà Nguyễn) và hạng mục khu lăng mộ vua Dục Đức.
Cũng theo Trung tâm, việc mở cửa An Lăng để đón du khách tham nhằm quan góp phần lan tỏa, bảo tồn các giá trị của di tích, đồng thời góp phần phát triển du lịch của địa phương. Trước khi được trùng tu (2018), khu di tích An Lăng đã mở cửa đón du khách tham quan nhưng do xuống cấp và không có hướng dẫn viễn thuyết minh nên lượng khách đến đây không nhiều. Hy vọng, sau khi trùng tu và đổi mới, An Lăng sẽ là một điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến Huế!
Trải qua 143 năm tồn tại, Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với 13 vị vua, gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại và vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Tuy nhiên do nhiều yếu tố kinh tế và chính trị khác nhau nên chỉ có 7 khu lăng mộ thờ các vị vua nhà Nguyễn.
Hiện nay, tất cả các lăng đều đang được quản lý, bảo tồn và mở cửa đón khách du lịch vào tham quan. Mỗi lăng có một lối kiến trúc riêng, có khu bề thế, có khu giản dị, … Ngoài An Lăng, 6 khu lăng mộ khác du khách có thể đến tham quan gồm:
Lăng Gia Long: Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng), nơi thờ vua Gia Long được xây dựng từ năm 1814 đến 1820 trên núi Thiên Thọ, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng rất bề thế với chu vi hơn 11.000 m, phía trước là núi Đại Thiên Thọ, xung quanh có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Chính giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu.
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần thể núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, xuôi theo sông Hương. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.
Lăng Minh Mạng: Lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng), nơi an nghỉ của vua Minh Mạng (vị vua thứ 2 của triều Nguyễn) nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Lăng được xây dựng từ năm 1840 và hoàn thành vào năm 1843, công trình gồm 40 hạng mục lớn nhỏ trên diện tích rộng khoảng 26 ha, xung quanh có sông, hồ thoáng mát.
Lăng có 3 cửa, cửa Đại Hồng Môn ở chính giữa chỉ được mở duy nhất một lần khi rước di hài của vua vào nhập lăng), hai cửa Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn hai bên. Bên trong có sân chầu và hai dãy tượng đá tạc hình các quan văn võ, voi và ngựa đứng chầu.
Lăng Thiệu Trị: Lăng Thiệu Trị (hay Xương Lăng), nơi thờ vua Thiệu Trị nằm tựa lưng vào núi Thuận Đạo, làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 8 km. Lăng có thời gian xây dựng chỉ trong 10 tháng.
Lăng được vu Tự Đức xây dựng sau khi vua cha Thiệu Trị qua đời. Kiến trúc của lăng là sự kết hợp của kiến trúc lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Đặc biệt, đây là lăng duy nhất không có tường bảo vệ xung quanh (La thành).
Lăng Tự Đức: Lăng Tự Đức (hay Khiêm Lăng), nơi an nghỉ và thờ vua Tự Đức thuộc thôn Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Lăng được xây dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên diện tích 475 ha với gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Ngoài mục đích là nơi an nghỉ khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ…. Đặc biệt bên trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát. Đây được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.
Lăng Đồng Khánh: Lăng Ðồng Khánh (hay Tư lăng), nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức là nơi an táng vua Đồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Lăng được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1923, trải qua 4 đời vua. Công trình mang kiến trúc phong kiến truyền thống nhưng lại chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
Lăng Khải Định: Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng), nơi an nghỉ của vua Khải Định tạo lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 10km về phía Tây Nam. Kiến trúc của công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Đông và Tây. Mặc dù có quy mô khiêm tốn nhưng lại được xây dựng một cách tỉ mỉ nên thời gian thi công dài và tốn nhiều chi phí hơn những lăng khác. Thời gian xây dựng lăng kéo dài tới 10 năm, từ năm 1920 đến 1930.
Một trong những hạng mục nổi bật trong lăng Khải Định là 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định. Đây được coi là bức bích họa hoành tráng và có giá trị nhất tại Việt Nam.
>> Cẩm nang du lịch Huế từ A-Z: Vẻ đẹp tiềm ẩn của cố đô xưa
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình. Thông tin liên hệ:
|
Trong bức tranh tăng trưởng ấn tượng của du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025, TP.HCM đã khẳng định vị thế dẫn đầu tuyệt đối khi đứng đầu cả nước về cả lượng khách và doanh thu.
Ở An Giang (hiện đã sáp nhập với Kiên Giang thành tỉnh An Giang mới từ 1/7/2025) có một ngôi chùa nổi bật với tượng “chín đầu rồng” uốn lượn giữa hồ sen. Với không gian thanh tịnh, kiến trúc lạ mắt cùng những điểm nhấn độc đáo khiến nơi đây trở thành điểm dừng chân không thể bỏ lỡ.
Hồ Tràm không chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng nổi bật ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mà còn gây tò mò bởi tên gọi lạ tai. Vậy “Hồ Tràm” bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì đặc biệt? Cùng khám phá ngay sau đây.
Nhà thờ đá Bảo Nham là công trình tôn giáo nổi bật ở Nghệ An, gây ấn tượng với kiến trúc Gothic cổ kính. Được xây dựng từ đá ong lấy từ núi Lam Sơn (Thanh Hóa), nhà thờ mang vẻ đẹp uy nghi, trầm mặc, là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu lịch sử và kiến trúc.
Nếu bạn đã từng mê mẩn những thác nước như Mưa Rơi, Khuôn Tát hay Đát Đắng ở Thái Nguyên, thì tin vui là giờ đây danh sách các điểm thác đẹp ở khu vực này vừa được “mở rộng biên giới” sau khi Bắc Kạn chính thức sáp nhập.
Giữa nhịp sống hối hả của thủ đô, nhiều người có nhu cầu tìm về một không gian trong lành để tái tạo năng lượng vào mỗi cuối tuần. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi chốn như vậy, khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc cũ, Phú Thọ mới) chính là câu trả lời hoàn hảo, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km.
Nha Trang không chỉ mê hoặc du khách bởi biển xanh, đảo đẹp mà còn ghi dấu ấn với nền ẩm thực đặc sắc. Đặc biệt, ẩm thực đường phố về đêm nơi đây là trải nghiệm hấp dẫn, níu chân bao thực khách gần xa.
Đình chùa là chốn linh thiêng, việc chụp ảnh tại đây thường bị hạn chế không chỉ vì yếu tố mỹ quan, mà còn xuất phát từ quan niệm tâm linh lâu đời, cho rằng ánh sáng và ống kính có thể làm xáo trộn sự thanh tịnh của không gian thờ tự.
Bánh cung đình Huế là tinh hoa ẩm thực một thời vàng son, nổi bật với hình thức đẹp mắt và hương vị thanh nhã. Cùng khám phá top 5 loại bánh cung đình Huế ngon, nổi tiếng nhất được nhiều du khách yêu thích.
Giữa lòng Phan Thiết, Bình Thuận đầy nắng gió (hiện đã sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng mới), tháp Poshanư sừng sững như một biểu tượng trường tồn của văn hóa Chăm cổ. Không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo, nơi đây còn chất chứa nhiều giá trị tâm linh và lịch sử thiêng liêng.
Giữa miền quê thanh bình Nam Định, Phủ Dầy nổi bật là quần thể di tích tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thu hút hàng vạn du khách hành hương và chiêm bái mỗi năm.
Khám phá không gian nghệ thuật sắp đặt "Câu chuyện làng chài" tại bãi biển Mân Thái, Đà Nẵng trong lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2025. Trải nghiệm hành trình văn hóa độc đáo với bốn cụm chủ đề tái hiện đời sống ngư dân miền Trung qua ánh sáng và hình khối sống động.
Miền Tây Nam Bộ – nơi con người chân chất, sông nước hiền hòa và những vườn trái cây trĩu quả luôn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về cảm giác thảnh thơi giữa thiên nhiên.
Trong bức tranh du lịch miền Bắc ngày càng được làm mới sau đợt sáp nhập tỉnh, thảo nguyên Sam Chiêm – vùng đất trước thuộc Bắc Kạn, nay sáp nhập về Thái Nguyên – đang nổi lên như một tọa độ cắm trại cực chill mới tinh mà cực kỳ hút hồn.
Sau khi ba tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mở rộng, dân mê xê dịch chắc chắn phải đánh dấu ngay những điểm đến cực xịn đại diện cho mỗi vùng đất.
Tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải, bình yên tại thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận (Khánh Hoà hiện nay), Chùa Sắc Tứ Thiền Lâm Tự hiện lên như một nốt trầm mặc, cổ kính giữa bức tranh thiên nhiên đầy nắng và gió của vùng đất phương Nam.
Nhắc đến Thái Nguyên, người ta hay nghĩ ngay đến những đồi chè xanh mướt. Nhưng không dừng lại ở đó, vùng đất này còn sở hữu nhiều đặc sản nức tiếng, đậm hương vị núi rừng, vừa dân dã vừa khó quên. Cùng điểm danh 5 món đặc sản Thái Nguyên du khách nhất định phải thử khi có dịp ghé thăm nhé!
Ẩm thực Cần Thơ là một hành trình khám phá đầy bất ngờ giữa lòng miền Tây sông nước. Không cầu kỳ hay sang trọng, món ăn nơi đây chinh phục du khách bằng hương vị mộc mạc và chân thật.
Nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc hùng vĩ, Yên Bái (hiện đã sáp nhập vào tỉnh Lào Cai mới) từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc nhưng chưa bao giờ hết hấp dẫn đối với những tâm hồn yêu thiên nhiên và đam mê khám phá.
Nửa đầu 2025, Việt Nam thu hút gần 11 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21%. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Mỹ và lần đầu tiên Thái Lan dẫn đầu lượng khách. Vậy điểm đến nào đang “níu chân” du khách ngoại?
Với lợi thế vượt trội về đường bay thẳng và hệ thống dịch vụ được nâng cấp mạnh mẽ, thành phố biển của Khánh Hòa đã vươn lên trở thành lựa chọn hàng đầu cho các kỳ nghỉ hè của du khách xứ kim chi.