Đặt chân tới làng dệt Mỹ Nghiệp Ninh Thuận, chiêm nghiệm một vùng văn hoá của Chăm Pa
Mục lục
Là một trong những biểu tượng của văn hóa Chăm Pa rực rỡ một thời, làng dệt Mỹ nghiệp là điểm đến vô cùng độc đáo của Ninh Thuận - nơi tưởng chừng như chỉ có cát trắng và hoang mạc.
Đôi nét về Làng dệt Mỹ Nghiệp
Tọa lạc tại Khu phố Mỹ Nghiệp, Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (cách Bảo tàng Ninh Thuận khoảng 12 km về phía Nam), Làng dệt Mỹ Nghiệp là một trong ba làng nghề Chăm nổi tiếng nhất ở khu vực miền Trung và của cả Ninh Thuận. Không giống như những ngôi làng khác, làng dệt Mỹ Nghiệp gây ấn tượng khi lưu giữ được phong cách dệt vải của người Chăm cổ xưa mà không cần dùng đến máy móc và các thiết bị hiện đại.
Du khách muốn tới đây khám phá có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như ô tô riêng, taxi hay xe máy.
Được hình thành từ thế kỷ VI, làng dệt Mỹ Nghiệp có tổ nghề là nữ thần Po Yang Inư Nagar (mẹ xứ sở) của người dân Chăm Pa. Vị thần này còn có tên khác là Patao Kumay (nghĩa là vua của đàn bà) hay Stri Ratjnhi (nghĩa là chúa của phụ nữ) và thần Muk Juk (tiếng Việt gọi là Bà Đen).
Vào năm 1992 khi cơ sở dệt thổ cẩm Inrahani của bà Thuận Thị Trụ được thành lập, công tác gìn giữ và duy trì làng nghề Mỹ Nghiệp đã được phát triển rực rỡ nhất. Cột mốc này đánh dấu sự xuất hiện của những sản phẩm đẹp mắt được tạo ra bởi những bàn tay lành nghề của người nghệ nhân Chăm.
Công nghệ dệt của người dân nơi này không chỉ phát triển tại làng dệt Mỹ Nghiệp mà còn lan tỏa tới những ngôi làng khác như Làng Văn Lâm, làng Trung Mỹ, làng Hữu Đức. Bên cạnh đó, văn hóa dệt của người Chăm còn vươn xa và được lan tỏa tới cả những ngôi làng trăm của tỉnh Bình Thuận.
Phần lớn nghề dệt ở làng Mỹ Nghiệp được lan tỏa tới các thế hệ sau nhờ phong tục mẹ truyền con nối. Nếu người phụ nữ Chăm muốn làm nghề dệt sẽ phải đạt được những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp được đề ra bởi bà Muk Thruh Palei (bà tổ quê hương).
Ngôi làng dệt Mỹ Nghiệp cũng được chính quyền địa phương rất quan tâm và chú ý. Cụ thể, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận năm 2017 đã gửi văn bản kiến nghị lên Bộ văn hóa thể thao và du lịch để đưa làng nghề Mỹ Nghiệp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ làng nghề trong việc kết hợp với các công ty may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt, kết hợp thủ công và công nghiệp, truyền thống và hiện đại.
Tinh hoa nghề dệt làng Mỹ Nghiệp
Duy trì cách dệt truyền thống của người Chăm cổ
Người Chăm vẫn chọn cách lưu giữ cách dệt bằng khung truyền thống của người xưa với những thao tác cầu kỳ, đòi hỏi sự lành nghề và có vô vàn những tinh hoa của nghề dệt, thay vì chọn cách dệt công nghiệp nhằm thúc đẩy tiến độ công việc và tạo nên năng suất tốt hơn.
Đối với người Chăm, linh hồn của sợi chỉ dệt là những cây bông vải được trồng trong chính sân nhà của các hộ gia đình tại ngôi làng Mỹ Nghiệp. Từ một cây bông vải thuần túy đã tạo nên những mảnh vải Chăm đẹp mắt rất phức tạp và cầu kỳ đã đi từ công đoạn tách hạt để lấy bông cho đến ngâm dấm, nhuộm, hồ, chải và đánh ống. Những bước trong quy trình dệt này đều được làm một cách khéo léo và tỉ mỉ, trong đó những bước như nhuộm, chải và đánh ống phải thực sự thận trọng và kỹ lưỡng.
Thông thường, quá trình dệt vải bằng khung kéo dài từ hai tới ba ngày tùy theo mức độ phức tạp và cầu kỳ của từng sản phẩm. Người nghệ nhân khi dệt cần có sự tập trung cao độ và nhịp nhàng bởi sẽ dễ tạo nên những bản hoa văn bị lệch so với nguyên mẫu và làm mất giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.
Phương pháp dệt bằng khung cũng cần có sự bền bỉ và kiên trì của người nghệ nhân bởi mỗi sản phẩm đòi hỏi nhiều công đoạn và sự phức tạp khác nhau. Người nghệ nhân sẽ khó dệt một sản phẩm thành công nếu không có tinh thần bền bỉ và kiên nhẫn.
Hoa văn dệt thổ cẩm đa dạng
Phong cách của các nghệ nhân tại đây là dệt bằng khung truyền thống nhưng không phải vì thế mà các hoa văn hay họa tiết trên sản phẩm trở nên thiếu điểm nhấn và đơn điệu. Tại ngôi làng Mỹ Nghiệp, các họa tiết được dệt trên thổ cẩm là các hoa văn thời xưa như rồng trời, thần Đèn, thần Shiva…
Bên cạnh đó, người Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp còn dùng các hoa văn cổ để tạo nên những tấm vải đẹp. Người Chăm chuộng nhất những hoa văn như con voi của Tây Nguyên hay hoa mai của người Kinh. Họ không chỉ dùng mỗi sợi từ cây bông vải mà còn kết hợp dệt vải với các loại sợi kim tuyến và sợi tổng hợp để tạo nên những họa tiết văn cầu vồng vô cùng ấn tượng.
Sự kết hợp hài hòa này không chỉ tạo nên sự đa dạng trong chất liệu mà còn cho thấy tinh thần cởi mở trong phong cách làm nghề của người dân tại làng dệt Mỹ Nghiệp. Không chỉ giữ được nét chấm phá tự nhiên độc đáo mang đầy tính truyền thống, sản phẩm còn có thể đáp ứng yêu cầu thoải mái và thuận tiện nhằm ứng dụng rộng rãi trong trang phục hàng ngày.
Các sản phẩm được chế tác từ làng dệt Mỹ Nghiệp có nhiều mẫu mã và hoa văn khác nhau nhưng đều được dệt chỉ từ một loại khung dệt. Chỉ điều này thôi cũng đủ để thấy được sự lành nghề và tài tình của người dân làng dệt Mỹ Nghiệp.
Một ngày hoá thân làm nghệ nhân tại làng dệt Mỹ Nghiệp
Làng dệt Mỹ Nghiệp không chỉ đảm bảo giữ gìn và lưu truyền văn hoá dân tộc mà còn là địa điểm được nhiều bạn trẻ ghé qua để tìm hiểu về văn hoá dệt của người Chăm cổ.
Du khách tới làng Mỹ Nghiệp sẽ có cơ hội chứng kiến những đôi bàn tay thoăn thoắt của những người nghệ nhân lành nghề đang lướt trên những khung dệt vô cùng điêu luyện. Ngoài ra, bạn còn được nghe về những câu chuyện xung quanh nghề dệt từ những nghệ nhân đã gắn bó với nghề lâu năm. Sau cùng, bạn có thể tham gia trải nghiệm trở thành một nghệ nhân dệt khi tự tay tạo nên những sản phẩm dưới sự chỉ dẫn của người dân nơi này.
Việc tự trải nghiệm này sẽ đem đến cảm giác trân trọng và quý giá hơn cho bạn đối với những sản phẩm thủ công được tạo ra bởi người Chăm. Các sản phẩm thủ công không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần rất quý báu. Đây là sự chịu thương chịu khó và tinh thần bền bỉ duy trì nền văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc này.
Làng dệt Mỹ Nghiệp là một nơi đã thành công phát triển văn hoá nghề dệt của dân tộc Chăm. Đây là địa chỉ lý tưởng dành cho những ai yêu thích tìm hiểu và khám phá nghề dệt cũng như văn hóa của người Chăm cổ xưa. Khi tới nơi này, bạn cũng có thể kết hợp tham quan đền Tháp Po Rome của Ninh Thuận vì có khoảng cách khá gần. Hãy đến ngay làng Mỹ Nghiệp để khám phá những điều mới lạ nhé!
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Nha Trang không chỉ nổi tiếng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn hấp dẫn du khách bởi những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc. Vào tháng 3 Âm lịch, nơi đây diễn ra Lễ hội Am Chúa - một lễ hội dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân Khánh Hòa.
Với những cấu trúc đá vôi kỳ lạ, những thạch nhũ rực rỡ, Hang Lạng sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm thám hiểm khó quên, như bước vào một thế giới ngầm đầy huyền bí và đầy bất ngờ.
Phú Quốc, hòn đảo ngọc xinh đẹp với những bãi biển trải dài cát trắng, làn nước trong xanh và những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trốn khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị, hòa mình vào thiên nhiên trong lành và tận hưởng không khí Tết yên bình.
Tờ báo The Star nổi tiếng của Malaysia mới đây đã dành những lời có cánh cho Cam Ranh (Khánh Hòa), miêu tả thành phố biển này như một thiên đường nghỉ dưỡng với những khách sạn, resort sang trọng trải dài bên bờ cát trắng mịn màng.
Năm 2025 đang đến gần, và nếu bạn đang ấp ủ một chuyến du lịch kết hợp khám phá lịch sử, văn hóa và thiên nhiên, thì châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chính là điểm đến lý tưởng.
Đồi chè Thanh Sơn, là điểm đến không thể bỏ lỡ mà mỗi du khách đều nên một lần ghé thăm. Nơi đây không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp xanh mướt của những đồi chè bạt ngàn mà còn bởi không gian bình yên, tạo cảm giác thư thái tuyệt vời cho bất kỳ ai đặt chân đến.
Hồ Thanh Lanh là một kho báu ít người biết đến nhưng lại chứa đựng vô vàn điều thú vị dành cho những ai may mắn khám phá. Với cảnh sắc tuyệt đẹp và không gian thanh bình, Hồ Thanh sẽ là một điểm đến cho những ai tìm kiếm sự mới mẻ giữa thiên nhiên hoang sơ.
Ninh Bình, vùng đất cố đô với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính..., luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhưng ít ai biết rằng, giữa lòng Ninh Bình còn ẩn chứa một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp - làng nổi Kênh Gà.
Đền Trần Thương (Hà Nam) sừng sững như một minh chứng cho tinh thần quật cường, bất khuất của cha ông. Không chỉ là nơi thờ phụng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, ngôi đền còn là một kiệt tác kiến trúc với những nét chạm khắc tinh xảo, hoa văn độc đáo mang đậm dấu ấn lịch sử.
Bình Xuyên, là nơi hội tụ vẻ đẹp độc đáo của vùng đồng bằng sông Hồng. Hãy cùng khám phá 5 địa điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng tại Bình Xuyên, nơi không chỉ mang đến cảnh quan thơ mộng mà còn ẩn chứa nét văn hóa đặc trưng và lịch sử đáng tự hào.
Bình Định, vùng đất võ trời văn, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, di tích lịch sử hào hùng mà còn có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng. Trong số đó, Chùa Nhạn Sơn, một điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc và những câu chuyện huyền bí xung quanh hai pho tượng cổ.
Tin vui cho các "tín đồ ăn uống"! Tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết, quận Đống Đa, Hà Nội sẽ chính thức khai trương vào 19h tối ngày 18/1/2025. Đây là tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Thủ đô, hứa hẹn mang đến không gian thưởng thức ẩm thực đa dạng và sôi động.
Thanh Sơn, một điểm đến mới nổi tại Phú Thọ, đang thu hút sự chú ý của đông đảo du khách nhờ vào những cảnh quan thơ mộng, hòa quyện giữa núi non hùng vĩ và không gian yên bình của miền quê.
Nhắc đến những ngôi chùa cổ kính ở Bình Định, không thể không kể đến chùa Sơn Long, một di tích lịch sử - văn hóa hơn 300 năm tuổi. Hãy cùng khám phá ngôi chùa đặc biệt này, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và kiến trúc độc đáo của xứ Nẫu.
Cố đô Huế, với vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng, là điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm mới. Tết Ất Tỵ 2025 này, hãy cùng "xách balo lên và đi" khám phá Huế, check-in "sống ảo" tại những địa điểm tuyệt đẹp và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, bạn đã có dự định gì cho kỳ nghỉ đặc biệt này chưa? Nếu muốn tìm kiếm một điểm đến vừa mang đậm nét truyền thống, vừa có không gian yên bình, cổ kính để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết, thì Huế chính là lựa chọn hoàn hảo.
Băng giá đã xuất hiện tại nhiều đỉnh núi cao ở vùng núi phía Bắc như Lảo Thẩn, Kỳ Quan San (Lào Cai) do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường. Hiện tượng thiên nhiên hiếm có này đã thu hút đông đảo du khách đam mê trekking và khám phá.
Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồi chè Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP Đà Lạt) khoác lên mình tấm áo hồng rực rỡ của hoa mai anh đào, tạo nên khung cảnh thơ mộng, hút hồn du khách thập phương.
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố số liệu ấn tượng về ngành du lịch Thủ đô trong năm 2024. Theo đó, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,5 triệu lượt người, tăng trưởng mạnh mẽ 28,2% so với năm 2023.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam, với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trải dài dọc theo đất nước, đã được vinh danh là một trong 9 cung đường sắt đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2025.
Cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu di chuyển tăng cao khiến vé tàu hỏa trên nhiều chặng từ TP.HCM đi các điểm du lịch "nóng" như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... đang dần cạn kiệt.