Cẩm nang du lịch

Khám phá thế giới đại dương bao la tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang
Mục lục
Bảo tàng Hải dương học Nha Trang là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của thành phố biển xinh đẹp này. Nơi đây lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ về sinh vật biển, từ những loài nhỏ bé như san hô, rong biển cho đến những giống loài lớn như cá voi, cá mập.

Bảo tàng Hải dương học ở đâu?

Viện Hải Dương Học Nha Trang có địa chỉ ở số 1, Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa

Viện Hải Dương Học Nha Trang có địa chỉ ở số 1, Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa

  • Tên gọi: Viện Hải Dương Học Nha Trang
  • Địa chỉ: Số 1, Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa
  • Thời gian mở cửa: 6:00 - 18:00  trừ các nghỉ lễ theo quy định của Chính phủ và Tết âm lịch.
  • Giá vé: Phí tham quan là 40.000 đồng/người, sinh viên là 20.000 đồng/người, học sinh là 10.000 đồng/người và trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí.

Bảo tàng Hải dương học là một bảo tàng chuyên về đời sống động - thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và cũng là một điểm đến hấp dẫn và bổ ích cho du khách yêu thích khám phá thế giới biển.

Giới thiệu chung về Bảo tàng Hải dương học:

Ý nghĩa quan trọng của Bảo tàng Hải dương học 

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên biển (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên biển (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên biển Việt Nam. Viện đã và đang thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, phổ biến kiến thức về biển cho cộng đồng.

Lịch sử hình thành và xây dựng của Bảo tàng Hải dương học:

Viện Hải dương học Đông Dương (Service océanographique des pêches de l’Indochine) ra đời vào ngày 14/9/1922 nhằm mục đích khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên sinh vật kết hợp với hoạt động đánh bắt cá ở biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratly) và biển Hồ ở Campuchia, nhằm xác định chiến lược khai thác cá trong khu vực Đông Dương. Đồng thời, Viện cũng tập trung nghiên cứu các công nghệ chế biến và nuôi trồng hải sản.

Với mục tiêu chiến lược này, Viện đã được xây dựng tại Nha Trang, một địa điểm lý tưởng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác Biển Đông.

Vào năm 1930, Viện Hải dương học Đông Dương đã trải qua một cuộc nâng cấp đầu tiên và trở thành Viện Hải dương học Đông Dương (Institut océanographique de l’Indochine).

Năm 1952, để phù hợp với quyết định của Chính phủ Pháp và Chính quyền miền Nam lúc bấy giờ, Viện Hải dương học Đông Dương đã đổi tên thành Hải học viện Nha Trang (L’Institut Océanographique de Nha Trang).

Sau khi Việt Nam thống nhất, Hải học viện Nha Trang và Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng đã được hợp nhất thành một Viện duy nhất mang tên Viện Nghiên cứu biển Nha Trang, trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hiện nay.

Quy mô Bảo tàng Hải dương học Nha Trang

Quy mô Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Quy mô Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng nằm trong khuôn viên Viện Hải dương học do các nhà khoa học Pháp lựa chọn. Tại đây, bạn sẽ được khám phá những hệ sinh thái biển nhiệt đới đa dạng, tạo nên một bức tranh sống động của đại dương.

Viện chia thành 4 khu trưng bày và tham quan chính, bao gồm khu trưng bày sinh vật biển, thủy cung thu nhỏ, khu vực trưng bày xương hóa thạch, khu trưng bày về tài nguyên sinh vật của quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và khu trưng bày vật mẫu độc đáo.

Để khám phá tất cả những điều kỳ diệu trong Viện,bạn sẽ phải dành ra một khoảng thời gian kha khá để có thể tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm tuyệt vời tại từng khu vực.

Những khu thăm quan của Bảo tàng Hải dương học:

Bể nuôi sinh vật biểu với hệ thống Aquarium 

Bể nuôi sinh vật biểu với hệ thống Aquarium (Ảnh: Sưu tầm)

Bể nuôi sinh vật biểu với hệ thống Aquarium (Ảnh: Sưu tầm)

Hệ thống hồ, bể nuôi sinh vật biển(Hệ thống Aquarium) của Bảo tàng Hải dương học Nha Trang là một quần thể gồm hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu và quý hiếm, được nuôi dưỡng trong các hồ và bể với diện tích tổng cộng 5.000 m2.

Các loài sinh vật biển tiêu biểu và giá trị được nuôi tại đây bao gồm: Rùa biển, cá Mập, cá Đuối, cá Chình, cá Mú, san hô sống với các loại cá cảnh biển, tôm Hùm, …

Góc 'check-in' được nhiều bạn trẻ ưa thích (Ảnh: Sưu tầm)

Góc "check-in" được nhiều bạn trẻ ưa thích (Ảnh: Sưu tầm)

Các hồ, bể nuôi sinh vật biển của Bảo tàng Hải dương học Nha Trang được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho từng loài sinh vật biển. Điều này giúp các loài sinh vật biển sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất về thế giới đại dương.

Bên cạnh vai trò nghiên cứu khoa học, hệ thống hồ, bể nuôi sinh vật biển của Bảo tàng Hải dương học Nha Trang còn là một địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Vừa là để nghiên cứu và cũng là một phần quan trọng để giáo dục cộng đồng.

Thủy cung thu nhỏ

Một đại dương thu nhỏ trong bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Một đại dương thu nhỏ trong bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Thủy cung thu nhỏ là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Với gần một trăm bể kính nhỏ và 5 bể kính lớn, nơi đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài sinh vật biển, từ những loài phổ biến như cá mú, cá mập, cá đuối,... đến những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như rùa biển, san hô,...

Thủy cung thu nhỏ được thiết kế theo mô hình sinh thái, với các bể kính được bố trí theo từng khu vực đại dương khác nhau, giúp du khách có thể dễ dàng tìm hiểu về các loài sinh vật biển theo từng vùng sinh thái.

Khu mẫu vật lớn

Khu mẫu vật lớn Trong Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Khu mẫu vật lớn Trong Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Trong Bảo tàng Hải dương học Nha Trang sở hữu một bộ sưu tập mẫu vật biển phong phú, đa dạng, với hơn 20.000 mẫu vật thuộc 5.000 loài. Trong đó, có ba mẫu vật lớn được trưng bày trong một không gian rộng tới 200m2, trở thành một điểm nhấn đặc biệt ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách.

Nhiều mẫu vật lớn được trưng bày tại bảo tàng (Ảnh: Sưu tầm)

Nhiều mẫu vật lớn được trưng bày tại bảo tàng (Ảnh: Sưu tầm)

  • Bộ xương cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) là một trong những mẫu vật lớn nhất tại bảo tàng. Cá voi lưng gù có kích thước khổng lồ, với chiều dài lên tới 18 mét và nặng tới 10 tấn. Bộ xương này được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng, và được ước tính đã chôn vùi trong lòng đất ít nhất 200 năm.
  • Bộ xương bò biển (Dugong dugon) là một loài thú biển quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bò biển có thân hình to lớn, với chiều dài khoảng 3 mét và nặng khoảng 600 kg. Bộ xương này được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Côn Đảo.
  • Cá nạng hải (Manta birostris) là một loài cá đuối khổng lồ, có kích thước lớn thứ hai trong thế giới cá. Cá nạng hải có chiều dài khoảng 3,5 mét và rộng khoảng 5 mét. Mẫu vật cá nạng hải được trưng bày tại bảo tàng có trọng lượng gần 1 tấn.

Các rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo là cấu trúc dưới nước do con người xây dựng bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm làm giàu thủy sinh vật ở vùng đáy nghèo sinh vật. Rạn nhân tạo có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Phục hồi nguồn lợi thủy sản: Rạn nhân tạo thu hút các loài thủy sản như cá, thân mềm, giáp xác, da gai đến tập trung trú ngụ, kiếm ăn, trốn tránh địch hại, sinh sản, phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học. 
  • Hỗ trợ phục hồi rạn san hô: Rạn nhân tạo cung cấp giá thể cho san hô và rong tảo phát triển. Điều này giúp hỗ trợ phục hồi rạn san hô, vốn đang bị suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,...
  • Ngăn cản việc sử dụng giã cào khai thác thủy sản: Giã cào là một loại lưới đánh cá có kích thước lớn, có thể kéo theo đáy biển và phá hủy hệ sinh thái biển.
  • Cung cấp nơi giải trí, du lịch, tham quan: Rạn nhân tạo cung cấp nơi giải trí, du lịch, tham quan với những hoạt động như câu cá thư giãn, bơi lặn ngắm cảnh,... 

Sinh vật và tài nguyên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa

Khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Khu trưng bày được thiết kế trong đường hầm xuyên qua núi Bảo Đại, dài gần 100 m, cao khoảng 5 m.

Nơi đây trưng bày hàng trăm mẫu sinh vật biển được lấy từ vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, bao gồm:

  • Các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như cá mặt trăng đuôi nhọn, cá thu song khổng lồ, cá mú, cá chình,...
  • Các loài san hô, rong biển, hải quỳ,... với hình dáng độc đáo, đa dạng.
  • Các mẫu địa chất quý hiếm như bom núi lửa, đá vôi san hô, vỏ xác sinh vật,...

Ngoài ra, khu trưng bày còn có khu nuôi sinh vật biển, nơi du khách có thể ngắm nhìn các loài sinh vật biển sống, là những loài đặc trưng của vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa.

Việc xây dựng khu trưng bày tài nguyên biển Hoàng Sa - Trường Sa  góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cho nhân dân. Và cũng  giúp du khách hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và giá trị tài nguyên biển của hai quần đảo thiêng liêng Hoàng Sa - Trường Sa.

Khu tham quan ngoài biển: Trải nghiệm chân thật và thú vị 

Khu tham quan ngoài biển (Ảnh: Sưu tầm)

Khu tham quan ngoài biển (Ảnh: Sưu tầm)

Khu tham quan ngoài biển cũng là một trong những điểm tham quan đặc biệt tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Khu tham quan chỉ mở cửa từ 9h đến 11h hàng ngày, vì vậy du khách nên sắp xếp thời gian hợp lý để có thể tham quan trọn vẹn.

Tại khu tham quan ngoài biển, du khách sẽ được ngồi thuyền ra khu vực sinh sống của các sinh vật biển. Dưới đáy thuyền được lắp đặt một lớp kính trong suốt, giúp du khách có thể quan sát các loài sinh vật biển một cách chân thực nhất.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia hoạt động lặn biển để có thể nhìn ngắm các sinh vật biển từ dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, đây là một hoạt động trả phí, bạn cần bỏ ra một mức phí nhất định để được tham gia hoạt động lặn biển.

Cách di chuyển đến Bảo tàng Hải dương học?

Cách di chuyển đến Bảo tàng Hải dương học (Ảnh: Sưu tầm)

Cách di chuyển đến Bảo tàng Hải dương học (Ảnh: Sưu tầm)

Từ trung tâm thành phố Nha Trang, bạn có thể đi taxi hoặc xe máy đến bảo tàng. Bảo tàng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Bạn có thể đến đây bằng cách đi về phía đông Quảng Trường 2/4. Hoặc bạn cũng có thể tìm trước vị trí trên bản đồ để thuận tiện cho việc đi lại. Viện nghiên cứu biển Nha Trang nằm gần cảng và khu du lịch nổi tiếng VinWonders. Vì vậy bạn có thể tìm thấy một cách dễ dàng.

Nếu định đi bằng xe buýt, bạn chỉ cần đứng ở khu vực trung tâm thành phố, bắt xe buýt số 4 và ngồi đến trạm dừng cuối cùng chính là Bảo tàng Hải dương học. Bạn có thể xem lịch trình và giá vé xe buýt trước để chủ động nắm bắt. Giá vé đi xe bus chưa đến 10.000 VND/vé.

Những lưu ý khi đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Nha Trang

Những lưu ý khi đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Những lưu ý khi đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (Ảnh: Sưu tầm)

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang nơi lưu giữ và trưng bày hàng nghìn mẫu vật sinh vật biển quý hiếm. Chính vì vậy, để có một chuyến tham quan trọn vẹn và ý nghĩa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu thông tin về bảo tàng
  • Chuẩn bị trang phục và giày dép phù hợp: Bảo tàng Hải dương học Nha Trang có diện tích khá rộng, hãy đi những đôi giày hoặc dép đế mềm để tiện di chuyển bạn nhé
  • Tuân thủ các quy định của bảo tàng

Ngoài ra, còn một số lưu ý cụ thể cho từng khu vực tham quan trong bảo tàng:

Khu vực trưng bày mẫu vật

  • Không tự ý sờ mó, cầm nắm các mẫu vật.
  • Không đùa giỡn, chạy nhảy trong khu vực trưng bày.
  • Không sử dụng đèn flash khi chụp ảnh.

Khu vực bể nuôi sinh vật biển

  • Không cho các sinh vật biển ăn thức ăn từ bên ngoài.
  • Không ném đá, vật cứng vào bể nuôi.
  • Không làm ồn, gây ảnh hưởng đến các sinh vật biển.

Khu vực triển lãm

Lưu ý khu triển lãm (Ảnh: Sưu tầm)

Lưu ý khu triển lãm (Ảnh: Sưu tầm)

  • Không tự ý chạm vào các hiện vật trưng bày.
  • Không đùa giỡn, chạy nhảy trong khu vực triển lãm.

Bảo tàng Hải dương học Nha Trang là một địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thế giới đại dương. Đến với bảo tàng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những loài sinh vật biển kỳ thú, mà còn có thể tìm hiểu về hệ sinh thái đại dương và bảo vệ môi trường biển.

 
Thùy Dương , 17:57 26/12/2023

Vịnh Vũng Rô: Khám phá nơi sơn thủy hữu tình giữa lòng Phú Yên

Vịnh Vũng Rô, một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, Vũng Rô hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 6/9/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Sài Gòn - Phú Quốc ngày 6/9/2024

Cập nhật mới nhất giá vé máy bay Phú Quốc từ Sài Gòn một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Doanh thu du lịch TP HCM dịp lễ 2/9 đạt gần 3.000 tỷ đồng

Theo ước tính, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9, TP HCM đón khoảng 980.000 lượt, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.

Du lịch Nha Trang, Măng Đen "đại thắng" dịp lễ 2/9

Du lịch Nha Trang đón lượng khách ấn tượng với 578.219 lượt dù không phải mùa cao điểm. Măng Đen (Kon Tum) cũng đón lượng khách vượt dự kiến.

Hòn Nưa - Phú Yên: Khám phá "chú khủng long khổng lồ" giữa biển khơi

Hòn Nưa, hòn đảo nhỏ tựa như một chú khủng long khổng lồ canh giữ viên ngọc bích Vũng Rô của Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và hệ sinh thái biển phong phú, Hòn Nưa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm.

Hòn Chùa - Phú Yên: Khám phá điểm đến mới lạ cho những tâm hồn yêu biển

Hòn Chùa, một hòn đảo nhỏ của huyện Tuy An - Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và hệ sinh thái biển phong phú, Hòn Chùa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm.

Mũi Đại Lãnh - Phú Yên: Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam

Mũi Đại Lãnh (hay còn gọi là Mũi Điện), cực Đông của Tổ quốc, một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên, cũng như trải nghiệm cảm giác đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Cù Lao Mái Nhà - Phú Yên: Khám phá "đảo Robinson" của Việt Nam

Cù Lao Mái Nhà, một hòn đảo hoang sơ và thơ mộng, được ví như "đảo Robinson" của Việt Nam thuộc tỉnh Phú Yên. Hãy đến và khám phá những điều tuyệt vời của nơi đây nhé!.

Làng nón Phú Cam: "Điểm nhấn" văn hóa của xứ Huế mộng mơ

Đến làng nón Phú Cam bạn sẽ được chứng kiến quy trình làm nón lá tỉ mỉ, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu trang trí, và tận tay chạm vào những chiếc nón lá mềm mại, mang đậm hồn quê.

Niết Bàn Tịnh Xá – “Nốt trầm xao xuyến” của thành phố biển Vũng Tàu

Niết Bàn Tịnh Xá là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu. Với kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.

Hòn Yến - Phú Yên: Bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ giữa biển khơi

Hòn Yến, một hòn đảo nhỏ mang vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ thuộc huyện Tuy An. Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái biển phong phú và những trải nghiệm thú vị, Hòn Yến đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bãi Xếp Phú Yên: Khám phá "nàng thơ" cùa mảnh đất Phú Yên xinh đẹp

Nằm cách Gành Đá Đĩa chỉ 1km, Bãi Xép tựa như một "nàng thơ" tuyệt mỹ, mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Nơi đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.

Gành Đá Đĩa Phú Yên - Khám phá kiệt tác thiên nhiên kỳ ảo

Gành Đá Đĩa, một trong những kỳ quan địa chất độc đáo và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và những khối đá bazan hình lục giác xếp chồng lên nhau một cách kỳ lạ.

Hồ Biển Lạc Bình Thuận: Viên ngọc ẩn mình giữa đại ngàn

Hồ Biển Lạc, một điểm đến nổi tiếng giữa đại ngàn của Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ và nhiều hoạt động thú vị, nơi đây là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.

Thác trượt Tà Pứa: Tọa độ chill bậc nhất ở Bình Thuận

Thác trượt Tà Pứa, một điểm chill mới cực hot ở Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ và trải nghiệm trượt thác độc đáo, nơi đây thu hút rất đông du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Thành cổ Đồng Hới: Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình

Thành cổ Đồng Hới được biết đến với tên gọi Thành cổ Quảng Bình, một di tích lịch sử quân sự vô cùng giá trị, tọa lạc tại trung tâm thành phố Đồng Hới. Công trình này không chỉ là một chứng nhân lịch sử hào hùng mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách mỗi năm.

Khám phá chợ Đồng Hới: Thiên đường hải sản tươi sống

Chợ Đồng Hới là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Bình. Nằm ngay trung tâm thành phố, chợ không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là một bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân địa phương.

Ghé thăm Nhà thờ Tam Tòa: Trải nghiệm bình yên giữa phố thị

Nhà thờ Tam Tòa là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính và nổi tiếng nhất tại Quảng Bình. Ngôi nhà thờ này không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Công giáo địa phương mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa.

Cầu Nhật Lệ: Kiến trúc độc đáo giữa thiên nhiên hùng vĩ

Cầu Nhật Lệ là một trong những biểu tượng nổi bật của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cây cầu này không chỉ là một công trình giao thông quan trọng mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và du lịch sâu sắc.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 5/9/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.