Chuyện chưa kể về “cây đa may mắn" trên đường Vũ Trọng Phụng
07/10/2024
Giữa dòng chảy ồn ào, náo nhiệt của phố phường Hà Nội, cây đa cổ thụ trên đường Vũ Trọng Phụng hiện lên như một điểm nhấn xanh mát, bình yên, mang đậm dấu ấn thời gian. Người dân nơi đây vẫn trìu mến gọi cây đa là "cụ đa" bởi tuổi đời gần trăm năm của nó.
Tại đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân), có một cây đa cổ thụ đứng đơn độc chính giữa tim đường. Cuối năm 2021, dự án mở đường Vũ Trọng Phụng hoàn thành, làn đường 2 bên được mở rộng. Xưa kia, cây đa nằm trong làng, khi mở đường, cây may mắn nằm gọn trong dải phân cách nên không gây cản trở giao thông.
Được biết, cây đa có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi. Gốc đa to lớn, vững chãi, bao bọc một ngôi miếu nhỏ kiên cố.
Theo người dân nơi đây kể lại, cây đa được coi là cây đa may mắn bởi nó mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh, văn hóa và môi trường. Nó là biểu tượng cho sức sống, sự trường tồn, may mắn và bình an, là niềm tự hào của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Văn Hà (57 tuổi), người dân làng Nhân Chính, bồi hồi nhớ lại: "Tôi là người gốc ở đây. Ngày xưa, cả khu này toàn là đồng ruộng mênh mông, cây đa nằm lẻ loi ở đầu cánh đồng, giáp ranh với làng bên. Hồi bé, chúng tôi thường tụ tập chơi đùa dưới gốc đa khi cây còn nhỏ lắm. Cha mẹ, họ hàng tôi cũng thường xuyên đến đây thắp hương khấn vái. Ngôi miếu cổ này linh thiêng lắm, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của cuộc đời, bao số phận nổi trôi. Nó còn gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của biết bao thế hệ người dân quê tôi nữa".
Ông Hà cũng cho biết thêm, trước kia làng Nhân Chính có rất nhiều cây đa cổ thụ, nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển, hầu hết đã bị chặt bỏ, chỉ còn sót lại duy nhất "cụ đa" đầu làng, tức là cây đa hiện đang nằm giữa đường Vũ Trọng Phụng.
Xứng danh "cây cao bóng cả", theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, cây đa này cũng đã gần trăm tuổi.
Theo người dân địa phương, ngôi miếu dưới gốc cây đa cổ thụ thờ Quận chúa Hoàng Phương (còn được biết đến với hiệu Quý Thanh công chúa) là một trong những ngôi miếu cổ linh thiêng bậc nhất Hà Nội.
Tương truyền, Quận chúa Hoàng Phương là một vị công chúa không chỉ xinh đẹp mà còn nổi tiếng hiền dịu, đoan trang, khoan dung nhưng số phận long đong lận đận. Yêu quý đức tính của Quận chúa, khi bà mất, người dân đã lập đền thờ bà và tin rằng, miếu thờ Quận chúa rất linh nghiệm, "cầu được ước thấy".
Chính vì vậy, tại đây, không chỉ ngày rằm, mùng một mà ngay cả ngày thường, miếu thờ lúc nào cũng nghi ngút khói hương với dòng người đến dâng lễ cầu an.
Theo lời kể của nhiều người dân trong làng, ngôi miếu thờ Quận chúa Hoàng Phương tuy nhỏ bé, khiêm nhường nhưng lại vô cùng linh thiêng. Gốc tích của bà chỉ những bậc cao niên trăm tuổi trong làng mới tường tận.
Tương truyền rằng, ngay sau lễ khánh thành trùng tu miếu, trời quang mây tạnh bỗng đổ mưa lớn như trút nước, người dân tin rằng đó là dấu hiệu của sự phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống an lành. Chính vì sự linh thiêng ấy mà người dân khắp nơi tìm về miếu thờ Quận chúa để gửi gắm những mong cầu về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Một cao niên trong làng Nhân Chính chia sẻ rằng: "Miếu thiêng nên dân làng chúng tôi luôn dốc lòng quét dọn, tu bổ để giữ cho nơi đây luôn sạch sẽ, trang nghiêm".
Tuy chưa được công nhận là di tích lịch sử nhưng ngôi miếu là nơi thể hiện tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương nên đã được quy hoạch gọn gàng, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự và giao thông. Chính quyền địa phương cũng hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ việc người dân tu bổ, gìn giữ.
Một số điểm đến gần "Cây đa may mắn" trên đường Vũ Trọng Phụng
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh, hay còn được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội nằm cách phố Vũ Trọng Phụng khoảng 2km, là một ngôi chùa cổ kính với lịch sử lâu đời. Tương truyền, chùa được xây dựng từ cuối thời Trần, đầu thời Lê Sơ. Đến thời Lê Trung Hưng, chùa Phúc Khánh đã là một danh lam nổi tiếng của kinh thành Thăng Long.
Chùa Phúc Khánh sở hữu kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn. Tam quan chùa được xây dựng theo kiểu hai tầng mái, với cửa giữa lớn và hai cửa bên nhỏ hơn. Điện Phật được bài trí trang nghiêm với nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối...
Chùa Phúc Khánh không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân mà còn là điểm đến yêu thích của du khách thập phương. Đến đây, du khách có thể dâng hương lễ Phật, cầu bình an và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của ngôi chùa cổ kính này.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một quần thể di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam, nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu ban đầu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu, trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, hài hòa với thiên nhiên. Nơi đây gồm nhiều công trình có giá trị lịch sử và nghệ thuật như Khuê Văn Các, Đại Thành môn, bia Tiến sĩ...
Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử quốc gia mà còn là biểu tượng của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nội, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ phía Đông Hồ Tây, như viên ngọc xanh giữa lòng thủ đô. Với lịch sử gần 1500 năm, chùa là chứng nhân cho bao thăng trầm của đất nước, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân.
Kiến trúc chùa mang đậm nét truyền thống Việt Nam với những mái ngói cong vút, cột gỗ lim vững chãi và những bức phù điêu tinh xảo. Không gian chùa thanh tịnh, yên bình, lý tưởng cho du khách tìm về chốn tâm linh, tạm lánh xa những ồn ào phố thị.
Chùa Trấn Quốc lưu giữ nhiều bảo vật quý giá, trong đó nổi bật là cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo. Hàng năm, chùa tổ chức nhiều lễ hội truyền thống thu hút đông đảo người dân và du khách, đặc biệt là lễ Vu Lan và lễ Phật Đản.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Hướng tới sự kiện đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2027, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Phú Quốc đang chuẩn bị cho một bước chuyển mình mạnh mẽ với kế hoạch xây dựng thêm nhà ga hành khách T2 theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại bậc nhất thế giới.
Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, Nha Trang còn ghi dấu ấn với các cung đường ven biển tuyệt đẹp. Trong đó, đèo Lương Sơn – Khánh Hòa là điểm đến yêu thích của các tín đồ xê dịch, nơi hội tụ vẻ đẹp hùng vĩ của núi non và sự bao la của biển cả.
Bên dòng Hương thơ mộng, Đại lễ Phật đản năm nay tại TP. Huế thêm phần long trọng và rực rỡ với sự xuất hiện trang nghiêm của lá đại kỳ – biểu tượng thiêng liêng mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo.
Trong tháng 4, Quảng Nam ước thu hơn 1.000 tỷ đồng từ hoạt động tham quan, lưu trú du lịch, nâng tổng doanh thu 4 tháng đầu năm lên gần 3.900 tỷ đồng — một tín hiệu tích cực cho đà phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch địa phương.
Khi nhắc đến Yên Bái, hình ảnh những thửa ruộng bậc thang vàng óng mùa lúa chín ở Mù Cang Chải thường là điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí du khách. Vẻ đẹp kỳ vĩ ấy đã đưa Mù Cang Chải trở thành một biểu tượng du lịch của tỉnh, thu hút hàng vạn người đến chiêm ngưỡng mỗi năm.
Định hướng phát triển lấy “hòn đảo núi lửa” Lý Sơn và thị trấn nổi tiếng Măng Đen làm các trụ cột chính, tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả các thế mạnh về rừng và biển, từ đó nâng cao vị thế ngành du lịch địa phương, hướng đến mục tiêu ngang tầm với Đà Nẵng.
TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nhì cả nước. Trong khi đó, Hà Tiên lại mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của một thành phố Tây Nam, là cửa ngõ quan trọng dẫn ra đảo ngọc Phú Quốc.
Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với những đặc trưng văn hóa, thiên nhiên và con người hiếu khách. Một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố này là cầu đi bộ Ninh Kiều. Nằm vắt ngang dòng sông Hậu thơ mộng, cầu đi bộ Ninh Kiều đã trở thành điểm đến yêu thích của người dân và du khách.
Chùa Đất Sét Sóc Trăng là ngôi cổ tự nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và không gian linh thiêng, thu hút du khách tìm về chiêm bái và khám phá văn hóa Phật giáo đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.
Để hành trình khám phá Hòn Mây Rút được trọn vẹn, việc tìm hiểu về các phương thức di chuyển đến đây là vô cùng quan trọng, bởi lẽ, chính con đường đến với "thiên đường" này cũng là một phần trải nghiệm thú vị.
Bạn đang tìm kiếm thông tin chính xác về quãng đường từ sân bay Liên Khương đi Bảo Lộc bao xa? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết, cùng với các lựa chọn di chuyển thuận tiện nhất để bạn có thể lên kế hoạch cho hành trình của mình một cách suôn sẻ và nhanh chóng.
Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với những bãi biển quyến rũ hay những cây cầu biểu tượng mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cắm trại.
Giữa núi rừng Sơn La, hang Thẩm Tét Toòng vẫn lặng lẽ giữ nét hoang sơ vốn có. Ít được du khách biết đến, nơi đây như viên ngọc bị lãng quên giữa những điểm đến nổi tiếng như Mộc Châu hay nhà tù Sơn La, chờ một hành trình khám phá để được đánh thức vẻ đẹp kỳ bí của mình.
Du lịch Cần Thơ hè 2025 hứa hẹn mang đến trải nghiệm sôi động giữa lòng Tây Đô. Để kỳ nghỉ thêm trọn vẹn, lựa chọn khách sạn cao cấp là điều không thể thiếu. Dưới đây là top 5 khách sạn 5 sao được du khách đánh giá cao nhất từ vị trí đắc địa đến dịch vụ đẳng cấp.
Bạn đang tìm kiếm những địa điểm hẹn hò ở Vũng Tàu vừa lãng mạn, vừa riêng tư cho buổi gặp gỡ cùng người ấy? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến lý tưởng không thể bỏ lỡ.
Ẩm thực cung đình Huế không chỉ là tinh hoa văn hóa của triều Nguyễn mà còn là biểu tượng nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao của Việt Nam. Với cách chế biến công phu, bài trí tinh tế và hương vị thanh tao, mỗi món ăn đều ẩn chứa giá trị lịch sử và tính thẩm mỹ độc đáo.
Sân bay Nội Bài không chỉ là điểm đến, điểm đi của những hành trình mà còn là nơi hội tụ của nhiều dịch vụ tiện ích, trong đó có ẩm thực. Giữa vô vàn lựa chọn, phở - món ăn "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam - vẫn luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.
Đồi cát Từ Nham được ví như “tiểu sa mạc” giữa lòng Phú Yên, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, uốn lượn và đầy mê hoặc. Nơi đây không chỉ là điểm check-in lý tưởng mà còn là chốn lý tưởng để khám phá thiên nhiên độc đáo của miền Trung đầy nắng gió.
Bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Côn Đảo nhưng còn băn khoăn về khoảng cách giữa hai địa điểm này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác về Sài Gòn cách Côn Đảo bao nhiêu km, giúp bạn dễ dàng chuẩn bị cho hành trình khám phá Côn Đảo sắp tới.
Du lịch Sóc Trăng không chỉ đem đến những khoảnh khắc thư giãn tuyệt vời mà còn là cơ hội để bạn khám phá những địa danh nổi tiếng tại miền Tây Nam Bộ. Với nhu cầu di chuyển ngày càng tăng, dịch vụ taxi tại Sóc Trăng ngày càng phát triển và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của du khách.
Lễ Kỳ Yên là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người dân Nam Bộ. Nếu có dịp ghé thăm Tây Ninh, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội tham gia vào lễ hội này - nơi những nghi thức truyền thống độc đáo cùng các hoạt động thú vị sẽ khiến bạn có những trải nghiệm khó quên.