Kiến thức đầy đủ về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mục lục
Ngành quản trị du lịch và lữ hành dành cho những ai đam mê du lịch và mong muốn mang lại những trải nghiệm du lịch tuyệt vời đến cho khách hàng. Hãy cùng Crystal Bay tìm hiểu Tất tần tật về ngành quản trị du lịch và lữ hành qua bài viết này!
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Hospitality Management) là ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động liên quan đến quá trình điều hành, quản lý du lịch.
Ngoài ra, người đảm nhận vị trí này còn chịu trách nhiệm về quản lý, thiết kế, điều hành nhiều công việc của các phòng ban liên quan, thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm công việc gì?
Học quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm công việc gì vẫn là một trong những vấn đề được nhiều bạn thắc mắc. Hơn nữa, khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, ngành Du lịch Việt Nam và thế giới đang trên đà trở lại thì lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở.
Một số công việc mà các cử nhân ngành quản trị có thể làm như sau:
Quản lý du lịch và khách sạn: Trở thành quản lý khách sạn, điều hành tour du lịch, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện.
Hướng dẫn viên du lịch: Chia sẻ thông tin và trải nghiệm với du khách, cả ở quê nhà và nước ngoài.
Marketing du lịch: Tham gia vào chiến lược quảng bá và quảng cáo để thu hút khách du lịch.
Ngành công nghiệp ẩm thực và giải trí: Làm việc trong nhà hàng, khách sạn, hoặc cung cấp dịch vụ giải trí cho du khách.
Quản lý sự kiện du lịch: Tổ chức và quản lý sự kiện du lịch như triển lãm, hội chợ, đòi hỏi sự tận tâm và sáng tạo.
Thiết kế tour trong và ngoài nước: Bên cạnh các tour truyền thống thì giới trẻ còn yêu thích các tour dịch vụ mới lạ. Nhân viên thiết kế tour sẽ là người nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
Giảng viên về quản trị du lịch:Đối với một số bạn có niềm đam mê với công việc truyền đạt, giảng dạy thì sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp tục đam mê khi trở thành giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng.
Chuyên viên tại các sở, Ban ngành về du lịch: Thực hiện các công tác tìm hiểu, đánh giá về nhu cầu cũng như sự đáp ứng của cơ sở vật chất tại các địa điểm du lịch.
Nhân viên hãng hàng không và nhà ga: Mở ra cơ hội làm việc tại sân bay, hãng hàng không, hoặc các công ty liên quan đến ngành hàng không.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành yêu cầu gì?
Năng động, yêu thích công việc môi trường làm việc linh hoạt
Khi bạn làm việc tại các vị trí phải di chuyển thường xuyên thì bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến những địa điểm mới lạ. Vì tính chất công việc phải giao lưu với khách hàng thường xuyên nên nếu bạn là người rụt rè thì bạn không thể phát triển và đi dài lâu trên con đường này được.
Có vốn kiến thức sâu rộng
Bạn sẽ là người giới thiệu đến khách hàng những thông tin liên quan đến bề dày lịch sử, phong tục, tập quán, vẻ đẹp của từng nơi, v.v. Do đó nên bạn cần phải luôn trong tâm thế học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới, hiểu rõ hơn về sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau.
Để làm được điều này, bạn cần phải chủ động trong việc tiếp nhận các thông tin thông qua báo đài, internet.
Hiểu được tâm lý khách hàng
Đây là ngành dịch vụ đòi hỏi tiếp xúc khách hàng thường xuyên. Bạn cần hiểu rõ khách hàng có sở thích gì, có yêu cầu gì đặc biệt, hoặc khách hàng có dị ứng thực phẩm nào không để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Thông thường, các tour du lịch sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Nên các hướng dẫn viên cần phải học cách quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo mọi người đang đi đúng lịch trình. Từ khâu đón tiếp khách, chuẩn bị nơi ở, khu vực ăn uống, cho đến việc giải quyết những vấn đề phát sinh đều phải được nhân viên quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sắp xếp hợp lý.
Thành thạo nhiều ngôn ngữ
Nếu bạn là hướng dẫn viên, chắc chắn bạn sẽ là người có cơ hội tiếp xúc với du khách nước ngoài. Tiếng Anh chuyên ngành của bạn tốt sẽ là một lợi thế lớn để bạn phát triển xa hơn trong lĩnh vực này. Việc hiểu thêm ngoại ngữ còn giúp bạn dễ dàng truyền tải được hết vẻ đẹp của địa danh và con người nơi đang đến du lịch.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học môn gì?
Ngành quản trị du lịch và lữ hành giúp bạn khám phá các hiện tượng du lịch toàn cầu bao gồm hành vi du lịch, cấu trúc và chức năng của tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch.
Bạn cũng sẽ được học về các vấn đề quản lý chính của du lịch bao gồm quản lý chiến lược, tiếp thị và quản lý rủi ro, pháp lý, quản lý nguồn nhân lực, các khía cạnh công nghệ và môi trường của du lịch. Nội dung chính tập trung vào việc kết hợp các nguyên tắc trong việc lập kế hoạch và hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, ngành quản trị du lịch và lữ hành tập trung phát triển khía cạnh đạo đức và chính trị của kinh doanh du lịch và tiềm năng du lịch trở thành động lực để tăng cường nhân quyền, quan hệ quốc tế, phúc lợi kinh tế và xã hội cho các cộng đồng là điểm đến của khách du lịch và giúp con người hiểu biết thêm về văn hóa.
Các môn học chính của ngành du lịch bao gồm :
Cơ sở du lịch
Thực hành Khách sạn
Lập kế hoạch Hội nghị và Họp
Quản lý du lịch và Điểm đến
Quy hoạch và Quản lý Lễ hội du lịch
Phát triển và Quản lý Khu nghỉ dưỡng
Tiếp thị Khách sạn và du lịch
Kỹ thuật Phân tích trong du lịch và Khách sạn
Quy hoạch và Chính sách du lịch Bền vững
Các vấn đề về công nghệ thông tin du lịch
Thực tập khách sạn và du lịch
Ngoài việc học trên lớp, để trở thành một chuyên gia quản trị du lịch và lữ hành, bạn nên trau dồi kiến thức thực tiễn bằng cách đi du lịch nhiều hơn, đi thực tập tại các nhà hàng, khách sạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các Câu lạc bộ tại trường hoặc tại nước sở tại ví dụ như CLB Hỗ trợ khách nước ngoài tham quan địa phương, v.v.
Cơ hội việc làm của ngành quản trị du lịch và lữ hành có nhiều không?
Cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản lý du lịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo báo cáo từ Tổng cục Du Lịch, hàng năm ngành quản trị dịch vụ và lữ hành cần tuyển dụng khoảng 40.000 lao động. Đến năm 2020, nhóm ngành có khoảng 3 triệu người lao động.
Có thể thấy rằng, nhu cầu tuyển dụng của công việc này ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu giảm xuống.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có hơn 1,3 triệu lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch và lữ hành, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng lao động cả nước.
Song, số lao động chính quy chỉ chiếm khoảng 42%, còn lại là từ các nhóm nghề khác chuyển sang. Vì vậy nên đã xảy ra tình trạng khan hiếm lao động trong công việc này.
Mức lương của ngành quản trị du lịch và lữ hành có cao không?
Về mức lương trong ngành Quản trị du lịch, sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 5 - 15 triệu đồng/tháng, ổn định và có tiềm năng tăng lên theo thời gian làm việc.
Nhân viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên có mức thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/tháng, phản ánh sự đóng góp và chuyên môn hóa trong công việc khi tích lũy kinh nghiệm.
Cấp quản lý có mức thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng, đòi hỏi năng lực cao, kinh nghiệm lâu dài, và trách nhiệm quản lý đội ngũ.
Ngoài mức lương cơ bản, người làm trong ngành quản trị du lịch và lữ hành còn có cơ hội nhận thêm các khoản hoa hồng và tiền tip từ khách hàng. Điều này có thể làm tăng mức tổng thu nhập, đặc biệt là đối với những bạn có khả năng tư vấn và phục vụ khách hàng xuất sắc.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Nhắc đến những ngôi chùa cổ kính ở Bình Định, không thể không kể đến chùa Sơn Long, một di tích lịch sử - văn hóa hơn 300 năm tuổi. Hãy cùng khám phá ngôi chùa đặc biệt này, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và kiến trúc độc đáo của xứ Nẫu.
Cố đô Huế, với vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng, là điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm mới. Tết Ất Tỵ 2025 này, hãy cùng "xách balo lên và đi" khám phá Huế, check-in "sống ảo" tại những địa điểm tuyệt đẹp và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, bạn đã có dự định gì cho kỳ nghỉ đặc biệt này chưa? Nếu muốn tìm kiếm một điểm đến vừa mang đậm nét truyền thống, vừa có không gian yên bình, cổ kính để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết, thì Huế chính là lựa chọn hoàn hảo.
Băng giá đã xuất hiện tại nhiều đỉnh núi cao ở vùng núi phía Bắc như Lảo Thẩn, Kỳ Quan San (Lào Cai) do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường. Hiện tượng thiên nhiên hiếm có này đã thu hút đông đảo du khách đam mê trekking và khám phá.
Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồi chè Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP Đà Lạt) khoác lên mình tấm áo hồng rực rỡ của hoa mai anh đào, tạo nên khung cảnh thơ mộng, hút hồn du khách thập phương.
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố số liệu ấn tượng về ngành du lịch Thủ đô trong năm 2024. Theo đó, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,5 triệu lượt người, tăng trưởng mạnh mẽ 28,2% so với năm 2023.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam, với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trải dài dọc theo đất nước, đã được vinh danh là một trong 9 cung đường sắt đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2025.
Cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu di chuyển tăng cao khiến vé tàu hỏa trên nhiều chặng từ TP.HCM đi các điểm du lịch "nóng" như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... đang dần cạn kiệt.
Yên Bái đã quá nổi tiếng với Mù Cang Chải hay La Pán Tẩn, thế nhưng những cảnh đẹp mà nơi này sở hữu còn nhiều hơn thế. Một trong những ví dụ nổi bật chính là Hồ Chóp Dù, nơi được ví như “viên ngọc xanh” của địa phương Tây Bắc này.
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những ngôi chùa cổ kính mà giờ đây còn thu hút du khách bởi một điểm đến mới mẻ và đầy sức sống - Phố đi bộ Ninh Bình.
Tết Ất Tỵ 2025 này, hãy "đổi gió" với chuyến du xuân đến Quy Nhơn - thành phố biển xinh đẹp với nhiều điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho bạn một kỳ nghỉ Tết đáng nhớ.
Bánh tráng trộn – món ăn vặt "quốc dân" của giới trẻ, gắn liền với bao thế hệ học trò Hà Thành. Sự hòa quyện giữa vị chua chua của xoài, cay cay của sa tế, mặn mà của muối tôm, thơm thơm của rau răm tạo nên một hương vị "gây nghiện" khó cưỡng.
Nằm lặng lẽ giữa đất Hà Nam phì nhiêu, đình đá Tiên Phong hiện lên như một minh chứng cho sự trường tồn của thời gian và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa.
Từ Quảng Trị, linh vật rắn đã "cập bến" đường hoa Tết Đà Nẵng. Với hình dáng uy nghi, đẹp mắt, linh vật này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân và du khách.
Phú Quốc, hòn đảo từng được bình chọn đẹp thứ 2 thế giới bởi tạp chí nổi tiếng Travel+Leisure, với sức hút du lịch ngày càng tăng cùng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phát triển vượt bậc, đã được vinh dự lựa chọn là nơi đăng cai Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Nằm ven sông Cái Bé, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, chợ quê Bến Nhứt là điểm đến hấp dẫn cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, chợ nhộn nhịp với người dân địa phương và du khách đến tham quan, chụp ảnh, ăn uống và vui chơi cùng gia đình.
Thác Vạn Mơ Phú Thọ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Dù đường đi có phần gập ghềnh, nhưng không khí trong lành, mát mẻ nơi đây sẽ xua tan mọi mệt nhọc, mang lại cảm giác thư giãn tuyệt vời cho du khách.
Ốc trộn, món ăn vặt dân dã của người Đà Nẵng, đã trở thành một "thương hiệu" ẩm thực níu chân du khách. Vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, hòa quyện cùng độ giòn của mít non, đậu phộng rang và hương thơm của rau răm, tạo nên một sức hấp dẫn khó cưỡng.
Phù Ninh, nằm ở tỉnh Phú Thọ, là một điểm đến du lịch hấp dẫn được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh sắc tuyệt mỹ. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời, phản ánh đậm nét tinh hoa của vùng đất cội nguồn dân tộc.