Cẩm nang du lịch

Cá mú trân châu và top những món ăn về cá mú trân châu ngon nhất.
Mục lục
Cá mú trân châu là một món ăn đặc biệt và biểu tượng của sự mạnh may mắn trong văn hoá Trung Hoa. Cá mú trân châu luôn nằm trong danh sách những món ăn được thực khách yêu thích bởi sự thơm ngon và vị ngọt cuốn hút.

Cá mú trân châu – cái tên nghe thật lạ, bạn đã nghe thấy giờ về chúng chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu và khám phá nguồn gốc, cách chế biến về loài cá này nhé!

Đặc điểm của cá mú trân châu

Cá mú trân châu thuộc họ cá song (họ Serranidae), nằm trong bộ cá vược và có tên tiếng Anh là Grouper (hoặc Groper). Chúng được lai từ hai loài cá mú cọp và cá mú nghệ, hay còn gọi là cá mú lai. Giống như những loài cá khác, cá mú trân châu có cơ thể mập mạp và cái miệng lớn cùng với đôi môi dày với hàm răng nhọn là vũ khí giúp chúng chống lại kẻ thù.

Điểm đặc biệt cuốn hút mắt nhìn của loài cá này là trên da chúng có những chấm màu vàng trắng như những hạt trân châu trong trà sữa. Cái tên của loài cá cũng được gọi với những đặc điểm của nó. Ở Việt Nam, chúng thường được nuôi ở ao.

Hình ảnh loài cá đặc biệt qua lăng kính (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh loài cá đặc biệt qua lăng kính (Nguồn: Sưu tầm)

Cá mú trân châu không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, cuốn hút qua từng miếng thịt mà còn bổ sung cho chúng ta rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong thịt cá mú có chứa rất nhiều hàm lượng lớn Canxi, Photopho, Sắt, Natri, Biotin, Cholin…..ngoài ra còn tăng cường Vitamin A, D, B, …rất cần thiết cho sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ em. Đó là đặc trưng mà nhiều loài cá không có được. Hơn nữa loài cá này còn phương thuốc hữu dụng chữa những bệnh như tiểu đường, suy dinh dưỡng, tim mạch và vô cùng nhiều các loại bệnh khác rất hiệu quả.

Để có được những con cá mú trân châu đến với tay người tiêu dùng, những người nuôi thường có quy trình chăm sóc và môi trường sống rất nghiêm ngặt như: nơi ở phải có địa hình thuận lợi, nguồn nước và chất lượng nước, yêu cầu kĩ thuật của một số yếu tố môi trường, phương pháp chọn giống ( khoẻ mạnh, không dị tật dị hình..) hay thức ăn ( cách bảo quản: khô ráo, sạch sẽ, cách cho cá ăn),  ngoài ra còn phải phòng trị các bệnh thường gặp ( tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh).

Sau khoảng thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng cá đạt trọng lượng từ 1 – 1, 2kg/con có thể tiến hành thu hoạch. Với quy trình chăm sóc đặc biệt và công dụng hữu ích, giá thành của loài cá này thường đắt hơn so với các loài cá khác. Tùy thuộc vào từng nơi bán, đơn vị bán, size cá mà giá cả sẽ dao động và có sự chênh lệnh. Nhưng nhiều người vẫn lựa chọn vì nó hấp dẫn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại cá khác.

Người dân nuôi và chăm sóc cá mú trân châu (Nguồn: Sưu tầm)

Người dân nuôi và chăm sóc cá mú trân châu (Nguồn: Sưu tầm)

Top những món ngon và đơn giản từ món cá mú trân châu mà bạn không nên bỏ lỡ:

Cá mú hấp Hong Kong

Với vị thanh ngọt, cuốn hút có sẵn trong từng miếng thịt của loài cá này nên khi chế biến những người đầu bếp lão luyện thường nêm nếm rất ít gia vị để giữ được hương vị ban đầu của nó. Đầu tiên không thể không kể đến món cá mú hấp Hong Kong bổ dưỡng mà những thực khách hiện nay hay lựa chọn.

Nó là món ăn chiều chuộng được cả những vị khách khó tính. Lí do là vì bởi sự thanh ngọt, thịt cá thì dai dai kết hợp, hoà quyện cùng với gia vị gừng, hành, thìa lá, màu sắc, cách trình bày bắt mắt sẽ tạo nên đặc trưng và hương vị riêng của món ăn. Khi ăn món cá hấp Hong Kong người ta thường chấm với nước tương và ớt tươi để thấy hương vị đặc sắc.

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến món cá mú hấp Hong Kong :

 - Cá bống mú 800 gam (khoảng 1 con)

 - Hành tây 1 củ

 - Hành lá 4 nhánh

 - Gừng 1 củ 

 - Xương heo 600 gr 

 - Mùi thơm: 1 mớ

 - Xì dầu 2 muỗng canh

 - Rượu trắng 10 ml

 - Hạt nêm 1 muỗng canh

 - Muối: 1/2 muỗng cà phê

 - Nước tương 60 ml

 - Đường 1/2 muỗng canh

Các bước thực hiện chế biến món ăn

Sơ chế cá mú trân châu

Trước hết bạn cần cạo sạch vảy cá, làm sạch sẽ và bỏ phần ruột, mang cá. Muốn cá sạch hơn thì ngâm với nước muối rồi rửa lại bằng nước sạch một lần nữa. Bạn nên khía vài đường ở bụng cá để khi cho gia vị sẽ thấm đều hơn.

Hình ảnh sơ chế cá mú (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh sơ chế cá mú (Nguồn: Sưu tầm)

Cách đun nước dùng

Bạn cần rửa sạch xương rồi luộc qua một lượt để làm sạch chất bẩn. Hành tây, hành lá, ớt rửa sạch rồi thái nhỏ. Tiếp theo đun sôi tầm 700ml nước lọc rồi thả xương heo, hành lá, hành tây, ớt vừa thái vào, để bếp sôi khoảng 2/3 giờ.

Làm nước sốt

Để chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đun nóng, khi dầu bắt đầu sôi thì gừng, hành lá vào đảo. Tiếp theo cần cho nước dùng đã đun vào chảo, cho nốt phần gia vị đã chuẩn bị vào: xì dầu, nước tương, muối, hạt nêm, rượu sao cho vừa với khẩu vị và tiếp tục đun tầm 10 phút

Hấp cá

Trước hết bạn phải cho vài thìa dầu ăn lên chảo, khi dầu sôi thì tưới đều lên phần thịt cá đã chuẩn bị. Cuối cùng cho phần nước sốt đã làm từ trước lên cá rồi bắc lên bếp, để lửa vừa vừa.

Thành phẩm

Thành phẩm đã hoàn thiện mang đến cho bạn một bữa thịnh soạn với phần thịt cá chắc, mềm, thơm, bùi, ngon hoà quyện với phần nước sốt đặc sắc tạo nên hương vị riêng.

Món cá mú hấp thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)

Món cá mú hấp thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)

Cá mú trân châu sốt chua ngọt

Ai mà là những người nghiện món cá mú thì sẽ không bao giờ quên món cá mú trân châu sốt chua ngọt. Quy trình chế biến với vài nguyên liệu đơn giản sau đây.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

 - 1 con cá mú (khoảng 1 – 1, 2 kg)

 - Cà chua đỏ 3 quả

 - 1 số các loại gia vị khác như muối, hạt nêm, nước mắm, tỏi, hành, …

 - Hành lá, rau thơm, tỏi, hành khô

 - 300g dứa

Các bước tiến hành chế biến

 - Trước hết bạn mua cá mú trân châu về phải làm sạch sẽ, bỏ vây, bỏ mang, để ráo nước. Ngoài ra lấy dao khía vài đường để khi ướp gia vị sẽ thấm nhanh và đậm đà. Cà chua cần rửa sạch, gọt vỏ thái thành các miếng nhỏ. Hành khô, tỏi, hành lá bóc và nhặt sạch rồi thái.

 - Bước thứ hai, đổ dầu ăn vào chảo, dầu nóng thì cho cá vào chiên, cho dầu ngập cá để cá chín vàng. Để cá ngon và không dính chảo thì bạn cần phải chờ mặt dưới của cá chín đều rồi lật rán mặt tiếp theo. Trông và để ý khi cá vàng đều hai mặt rồi vớt ra đĩa.

 - Tiếp theo, để món cá này thơm ngon còn phụ thuộc vào nước sốt ăn kèm. Các bứơc làm nước sốt: Phi thơm hành tỏi đã băm nhỏ từ trước rồi đổ cà chua, dứa, gừng, nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị: bột ngọt, hạt nếm, nước mắm, đảo đều. Khi hỗn hợp đã sệt và quánh thì đổ ra bát.

 - Cuối cùng đổ nước sốt vào một cái đĩa sâu lòng, đặt cá lên trên cho ngấm nước sốt

Và tưới nốt nước sốt còn lại ở phần bát lên trên. Để món ăn bắt mắt hơn hãy rắc thêm một ít rau thơm, một ít tiêu. Không có gì tuyệt vời khi mùa đông ăn món cá mú sốt chua ngọt với bát cơm nóng hổi. Sức hấp dẫn và độ ngon của món ăn được đánh giá nhiều ở phần nước sốt.

 - Lưu ý: Món này thích hợp ăn nóng hơn, không nên để nguội vì sẽ rất dễ tanh, khó ăn, nên ăn cùng với cơm nóng để thấy được gia vị đậm đà của món ăn.

Thành phẩm món ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Thành phẩm món ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Lẩu cá mú trân châu 

Hay đối với những ai yêu thích món lẩu thì hãy thử xem với món lẩu cá mú nấu với nước dùng thanh thanh, đậm đà hương vị của những ngày mùa đông này nhé! Còn gì tuyệt vời hơn khi trời mùa đông này ngồi thưởng thức món lẩu ấm ấm, nóng nóng.

Nguyên liệu thực hiện

 - Cá mú 1 con (khoảng 1, 5-1, 8 kg)

 - Rau cần: 1 bó

 - Tỏi: ½ củ

 - Thìa là: 1 mớ

 - Các gia vị khác: dầu ăn, hạt nêm, mì chính, muối, nước mắm

 - Hành khô: 4 củ

 - Cà chua: 3 quả nhỏ ( 2 quả to)

 - Dứa ( tùy theo khẩu vị: 1/4 hoặc 1/3 quả)

Cách chọn mua nguyên liệu chuẩn bị

 - Đối với cá mú trân châu: Bạn nên chọn những con còn đang quẫy đạp, khỏe, không có dấu hiệu bệnh, vẫn còn mang, vẩy, vây đầy đủ. Những con tươi thường có vẩy sáng bóng,  phần mắt trong suốt, cầm nên chắc nịch không bị tanh, hôi. Không nên mua những con có dấu hiệu bị trầy xước, bệnh.

 - Đối với cà chua và rau cần ta:

+ Cà chua: Bạn nên chọn những quả căng bóng, không có vết, không bị dập, nát, cầm nên chắc.

+ Rau cần: Cần chọn những mớ có ít rễ, cuống và cả lá rau dày, có màu xanh tươi.

Các bước tiến hành

 - Đối với cá: Trước hết bạn phải sơ chế cá, rửa sạch, bỏ phần vẩy, mang, ruột, đuôi, đầu cá. Nên ngâm và rửa sạch với nước muối một lần nữa để khi ăn không bị hôi và tanh.

 - Các nguyên liệu khác: Cà chua bạn cần phải rửa sạch, gọt vỏ thái thành hình múi cau. Rau cần nhặt sạch sẽ phần rễ, bỏ những phần cuống già và lá rau bị hỏng,  thái thành 5-6 khúc nhỏ.Mùi thơm, thìa là, hành khô nhặt và bóc rồi thái, tỏi đập nhỏ.

Nấu nước dùng

Để nồi lên bếp, cho vài thìa dầu ăn vào, dầu sôi thì cho hành tím, cà chua, tỏi vừa thái phi thơm lên, đảo đều, rồi cho gia vị: hạt nêm, mì chính, muối, nước mắm sao cho hợp với khẩu vị. Xào thêm đến khi những miếng cà chua trở nên mềm rồi đổ tầm 1, 2 lít nước vào. Đun đến bao giờ nước trong nồi sôi và nêm nếm gia vị lại một lần nữa sao cho vừa.

Thành phẩm

Cho cá mú từ từ vào nồi, đun thêm tầm 10-15 phút sao cho chín rồi tắt bếp. Cẩn thận cho nồi ra bàn, rồi nhấc lên bếp lẩu điện, đun lom đom. Để món ăn thêm ngon hãy cho thêm cho thìa lá, mùi thơm, hành vào nồi lẩu.

Lưu ý: Hãy mua thêm ít bún và rau sống ăn cùng kết hợp. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho ăn cẩn thẩn, gỡ xương rồi mới cho trẻ ăn.

Lẩu cá mú nấu kết hợp cùng với các gia vị và ăn kèm với bún (Nguồn: Sưu tầm)

Lẩu cá mú nấu kết hợp cùng với các gia vị và ăn kèm với bún (Nguồn: Sưu tầm)

Còn chần chừ gì nữa với thời tiết se se lạnh của mùa đông mà không đến ngay những chợ lớn hay siêu thị mua một con cá mú trân châu về để thực hiện, chế biến ngay cho gia đình và những người thân thương của mình! Hy vọng với 3 cách chế biến cá mú trân châu của chúng tôi ở trên có thể mang đến cho gia đình nhà bạn những bữa cơm thêm phần đa dạng, phong phú, đặc sắc, và ấm cúng trong mùa đông lạnh giá này. Hãy bỏ túi thêm những công thức về món cá mú trân châu này nhé! Chúc cả nhà ngon miệng và thực hiện thành công với món cá này!!

Tăng Hiền , 11:32 27/12/2023

Khám phá Việt Phủ Thành Chương: Đắm chìm trong không gian cổ kính đầy mê hoặc

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian lắng đọng, đưa du khách về miền ký ức xa xưa - đó chính là Việt Phủ Thành Chương. Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là một bảo tàng sống, lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt qua hàng trăm năm lịch sử.

Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Làng gốm Bát Tràng - nơi gìn giữ tinh hoa gốm sứ Việt

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, làng gốm Bát Tràng hiện lên như một bức tranh sống động về một làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Đảo Hòn Mê: Hành trình khám phá "thiên đường bị lãng quên"

Giữa biển khơi mênh mông của xứ Thanh, có một hòn đảo nhỏ bé nhưng mang vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ đến nao lòng - đó chính là Hòn Mê. Từ lâu, hòn đảo này vẫn như một "nàng công chúa ngủ quên", ít được biết đến và khám phá.

Kiến trúc độc đáo của Cầu Long Biên - biểu tượng lịch sử của Hà Nội

Cầu Long Biên sừng sững như một chứng nhân lịch sử, bắc ngang dòng sông Hồng cuồn cuộn. Không chỉ là một cây cầu nối, Long Biên còn là một biểu tượng trường tồn, ghi dấu những thăng trầm của Thủ đô qua bao năm tháng.

Cẩm nang khám phá Vườn quốc gia Bến En từ A đến Z

Giữa lòng xứ Thanh, nơi núi rừng hùng vĩ ôm ấp dòng sông Mực hiền hòa, Vườn Quốc gia Bến En hiện lên như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, níu chân bất cứ ai đặt chân đến.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 15/9/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Sài Gòn - Phú Quốc ngày 15/9/2024

Cập nhật mới nhất giá vé máy bay Phú Quốc từ Sài Gòn một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Cảng hàng không Phú Quốc tấp nập đón các chuyến bay quốc tế

Với tần suất 20-25 chuyến bay quốc tế đáp xuống sân bay Phú Quốc mỗi ngày, "đảo ngọc" đang chứng minh sức hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ của mình đối với du khách quốc tế.

Khánh Hòa sắp đón vị khách du lịch thứ 9 triệu

Tỉnh Khánh Hòa đang tiến gần đến mục tiêu đón 9 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024, thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch địa phương sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

 Việt Nam vào top "Điểm đến tháng 10" cho các kỳ nghỉ mùa thu 2024

Cùng với Nhật Bản và Ấn Độ, Việt Nam tiếp tục được tạp chí du lịch uy tín của Mỹ, CNTraveller, vinh danh trong danh sách 34 "Điểm đến tháng 10" lý tưởng cho các kỳ nghỉ mùa thu năm 2024.

Đầm Chuồn: Bản tình ca của sóng nước và gió trời

Đầm Chuồn không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là một không gian sống động, nơi bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên, khám phá văn hóa và tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời.

Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên (Chùa Khỉ) - Điểm đến tâm linh giữa thiên nhiên hoang dã

Nằm dưới chân núi Minh Đạm, thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên, hay còn được biết đến với cái tên thân thương "Chùa Khỉ", là một điểm đến tâm linh độc đáo thu hút đông đảo du khách.

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu: Trái tim nhộn nhịp của Huế về đêm

Muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của Huế về đêm, bạn nhất định phải ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Con phố này không chỉ là nơi để dạo bộ thư giãn mà còn là địa điểm lý tưởng để thưởng thức ẩm thực và văn hóa Huế.

Sẽ xem xét và điều chỉnh giá vé tham quan ga Đà Lạt

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã gửi đề nghị chính thức về việc xem xét và điều chỉnh lại mức phí tham quan hiện tại tại ga Đà Lạt.

Bãi đá Sông Hồng: Kinh nghiệm cắm trại, vui chơi chi tiết nhất

Bãi đá Sông Hồng, với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng cùng những góc "sống ảo" cực chất, từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của giới trẻ Hà Thành và du khách gần xa.

Đình thần Thắng Tam (Vũng Tàu): Hơn cả một điểm đến tâm linh

Đình thần Thắng Tam không chỉ là một ngôi đình đơn lẻ mà là một quần thể bao gồm 3 di tích quan trọng và được cho là nằm ở thế đất "án sơn tụ thủy", một vị trí đắc địa trong phong thủy, mang ý nghĩa tựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, tụ hội linh khí trời đất.

Vịnh Hạ Long đã có thể đón khách du lịch trở lại

Các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long bắt đầu hoạt động bình thường trở lại từ ngày 13/9.

Hoàng thành Thăng Long: Câu chuyện của những dấu tích thời gian

Hoàng thành Thăng Long sừng sững như một chứng nhân lịch sử, ghi dấu bao thăng trầm của đất nước qua hàng nghìn năm. Từ thời kỳ phong kiến rực rỡ đến những năm tháng đấu tranh giành độc lập, Hoàng thành Thăng Long luôn là trung tâm quyền lực, văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Loạt travel blogger quyên góp ủng hộ đồng bào mùa lũ

Nhiều travel blogger và YouTuber Việt Nam vừa qua đã đóng góp thu nhập, chung tay giúp đồng bào vượt qua khó khăn do bão lũ khi chứng kiến những thiệt hại nặng nề tại nhiều tỉnh thành miền Bắc.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 14/9/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Sài Gòn - Phú Quốc ngày 14/9/2024

Cập nhật mới nhất giá vé máy bay Phú Quốc từ Sài Gòn một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.