Khám phá Lăng Thiệu Trị - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh nhã, khác biệt với mọi lăng tẩm Huế
Mục lục
Lăng Thiệu Trị Huế là một trong những lăng tẩm nổi tiếng của triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với kiến trúc độc đáo và không gian thiên nhiên hòa quyện, lăng Thiệu Trị là điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Huế.
Ẩn mình giữa cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, lăng Thiệu Trị ở Huế gây ấn tượng bởi kiến trúc lăng tẩm đặc sắc cùng những họa tiết chạm trổ tinh tế, cân đối khiến du khách tham quan không khỏi thích thú.
Giới thiệu về lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trị ở đâu?
Địa chỉ: làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Giá vé vào cửa:
Người lớn: 150.000 VNĐ / lượt
Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi hoặc cao từ 0.8m đến 1.3m: 30.000 VNĐ / lượt
Trẻ em dưới 7 tuổi hoặc cao dưới 0.8m: Miễn phí hoàn toàn
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) là nơi an nghỉ cuối cùng của vua Thiệu Trị – vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Dù không nổi tiếng rầm rộ như lăng Tự Đức hay lăng Khải Định, lăng Thiệu Trị vẫn gây ấn tượng bởi vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi thiên nhiên nhưng không kém phần uy nghi và thanh nhã.
Điểm đặc biệt là đây là lăng duy nhất của triều Nguyễn không do chính nhà vua chỉ đạo xây dựng khi còn sống, mà được dựng nên sau khi ông băng hà, bởi con trai – vua Tự Đức.
Đôi nét về vua Thiệu Trị và quá trình xây dựng lăng
Vua Thiệu Trị có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn nước Đại Nam. Ông kế vị vua cha là Minh Mạng, trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời, tổng cộng gần 7 năm,
Trước khi qua đời, vua Thiệu Trị đã căn dặn con trai là vua Tự Đức về việc xây dựng nơi an nghỉ của mình. Nhờ đó, lăng mộ mang nét riêng biệt so với các lăng tẩm triều Nguyễn khác, đặc biệt là quay mặt về hướng Tây Bắc – một hướng hiếm thấy trong kiến trúc cung đình thời bấy giờ.
Sau khi vua băng hà, vào tháng 2/1848, công trình lăng chính thức được vua Tự Đức cho khởi công. Đến tháng 3, phần Toại đạo – đường hầm dùng để đưa linh cữu xuống huyệt – được hoàn thiện. Các hạng mục chính trong lăng hoàn tất vào tháng 5. Tháng 6, vua Tự Đức thân chinh đến kiểm tra và tổ chức lễ an táng thi hài vua cha khoảng 10 ngày sau đó.
Tấm bia lớn ghi bài văn "Thánh đức thần công" do chính vua Tự Đức soạn thảo, với nội dung hơn 2.500 chữ, được dựng vào tháng 11/1848, thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ sâu sắc với vua Thiệu Trị.
Khám phá vẻ đẹp kiến trúc Lăng Thiệu Trị
Hướng lăng độc nhất
Điểm đặc biệt đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của Lăng Thiệu Trị chính là hướng đặt lăng. Khác với phần lớn các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn thường quay về hướng chính Nam hoặc chỉ điều chỉnh nhẹ, Lăng Thiệu Trị lại được xây dựng theo hướng Tây Bắc — một lựa chọn hiếm thấy, tạo nên nét riêng độc đáo trong kiến trúc lăng tẩm triều Nguyễn.
Lối kiến trúc hai trục song song
Lăng vua Thiệu Trị tại Huế có một cấu trúc đặc biệt, được phân chia thành hai khu vực chính, tương ứng với hai trục song song. Một trục là khu vực lăng, nằm bên phải, và trục còn lại là khu vực tẩm, nằm phía bên trái.
Khu Lăng: Lăng vua Thiệu Trị được xây dựng tại một vị trí đẹp mắt, hồ Nhuận Trạch nằm phía trước, kết nối với hồ Điện ở khu vực Tẩm qua hệ thống cống ngầm. Phía sau hồ Nhuận Trạch là bức bình phong cùng Nghi Môn được chế tác bằng đồng, mang hình dáng "long vân đồng trụ," dẫn lối vào sân Bái Đình. Từ đây, du khách có thể tiếp tục bước vào Bi Đình và Lầu Đức Hinh, những công trình nổi bật của khu lăng.
Khu Tẩm: Khu vực tẩm thờ được bố trí cách Lầu Đức Hinh khoảng 100 mét về phía trái. Đây là khu vực riêng biệt, được thiết kế độc đáo. Để vào điện Biểu Đức, nơi thờ bài vị của vua Thiệu Trị và bà Từ Dũ, người ta phải đi qua Nghi Môn làm bằng đá cẩm thạch và Hồng Trạch Môn, tạo nên một hành trình thăm quan đầy ấn tượng.
Không có la thành bao quanh - Tạo sự hòa quyện độc đáo với thiên nhiên
Một đặc điểm kiến trúc nổi bật khác của Lăng Thiệu Trị là sự vắng bóng của la thành (hệ thống tường thành bao bọc xung quanh lăng). Trong khi hầu hết các lăng tẩm khác đều được xây dựng kiên cố với tường thành bảo vệ, Lăng Thiệu Trị lại mở rộng không gian, hòa mình vào thiên nhiên.
Việc không xây dựng la thành tạo điều kiện cho cảnh quan tự nhiên xung quanh lăng trở thành một phần hữu cơ của tổng thể kiến trúc. Những ngọn đồi, cây cối, dòng suối tự nhiên như ôm trọn lấy lăng, tạo nên một khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng và đầy chất thơ.
Các lăng tẩm nổi tiếng khác ở Huế
Nếu có dịp khám phá cố đô, đừng quên kết hợp tham quan Lăng Thiệu Trị cùng các công trình lăng tẩm nổi bật khác như:
Lăng Minh Mạng: Nằm ở khu vực núi Ngọc Trản, lăng Minh Mạng được thiết kế với phong cách đối xứng và hài hòa với thiên nhiên, tạo nên một không gian linh thiêng và yên tĩnh, đặc trưng của triều đại Nguyễn.
Lăng Gia Long: Là lăng tẩm đầu tiên của các vua Nguyễn, lăng Gia Long tọa lạc tại vùng đồi cao, mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam, với không gian rộng lớn và được bao quanh bởi núi non hùng vĩ.
Lăng Khải Định: Khác với các lăng khác, lăng Khải Định nổi bật với sự pha trộn giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông, với những chi tiết trang trí công phu, mang đến vẻ đẹp đặc biệt, lộng lẫy.
Lăng Tự Đức: Lăng Tự Đức nằm giữa một không gian thiên nhiên tươi đẹp, với hồ sen rộng lớn và nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn cá nhân của vua Tự Đức, phản ánh phong cách kiến trúc tinh tế, nhẹ nhàng và thanh thoát.
Khám phá lăng Thiệu Trị, bạn sẽ hiểu thêm về sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và thiên nhiên trong văn hóa Nguyễn. Đây là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào, xứng đáng là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử và kiến trúc.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Giữa trùng khơi bao la của biển Đông, cột cờ Tổ quốc trên đảo Lý Sơn hiên ngang như một minh chứng sống động cho tinh thần bất khuất của dân tộc. Không chỉ là điểm đến, nơi đây còn là biểu tượng thiêng liêng khơi dậy lòng tự hào về chủ quyền biển đảo.
Lâm Đồng ghi nhận hơn 12 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2025. Sau sáp nhập địa giới hành chính, tỉnh đặt mục tiêu vượt 22 triệu lượt khách trong nửa cuối năm, đồng thời đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch mới.
Giữa nhịp xuồng ghe tấp nập từ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm hiện lên sống động như một lát cắt đời thường của Sóc Trăng (hiện đã sáp nhập vào TP Cần Thơ mới). Không bàn ghế chỉnh tề, không thực đơn sắp sẵn nhưng mỗi món ăn tại đây đều mang theo hương vị rất riêng của vùng sông nước.
Ẩm thực Tuyên Quang là sự kết tinh giữa hương vị núi rừng Tây Bắc và nét tinh tế của đồng bằng trung du. Trong số đó, gỏi cá bỗng sông Lô được xem là một trong những món ăn đặc trưng, thể hiện rõ nét phong cách ẩm thực địa phương – nhẹ nhàng, thanh mát mà đậm đà bản sắc.
Phan Thiết, Bình Thuận (hiện sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng mới) không chỉ hấp dẫn bởi biển xanh, cát trắng mà còn là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch gia đình. Với khí hậu ôn hòa, không gian thoáng đãng và nhiều hoạt động phù hợp cho trẻ nhỏ, nơi đây mang đến kỳ nghỉ trọn vẹn cho cả nhà.
Việc sáp nhập ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hình thành một tỉnh Ninh Bình mới với quy mô và tầm vóc vượt trội, hứa hẹn trở thành một trung tâm di sản và du lịch hàng đầu của cả nước.
Tháp Bà Ponagar, Khánh Hòa cũ (hiện đã sáp nhập với Ninh Thuận thành Khánh Hòa mới từ 1/7/2025) chính thức được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Công trình kiến trúc Chăm Pa độc đáo này mang giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng hiếm có, trở thành điểm nhấn trong hệ thống di sản Việt Nam.
Hang Sơn Đoòng một lần nữa được vinh danh trên trường quốc tế qua bài viết mới đây của Travel+Leisure, một trong những tạp chí du lịch và trải nghiệm hàng đầu của Mỹ.
Sau sự kiện sáp nhập lịch sử giữa Đà Nẵng và Quảng Nam có hiệu lực từ tháng 7/2025, bản đồ hành chính và giao thông khu vực đã có những thay đổi lớn. Thành phố Đà Nẵng mới hiện sở hữu tới hai sân bay, tạo ra một mô hình hạ tầng hàng không độc đáo.
Châu Đốc, An Giang cũ (hiện đã sáp nhập cùng Kiên Giang lấy tên là tỉnh An Giang mới từ ngày 1/7/2025) nổi tiếng là vùng đất linh thiêng với nhiều ngôi chùa gắn liền với tín ngưỡng dân gian. Dưới đây là 5 ngôi chùa linh thiêng nhất mà bạn nên ghé thăm khi đến Châu Đốc.
Cung đường biển Phước Tân - Bãi Ngà mang đến một hành trình đầy mê hoặc giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của Phú Yên (hiện đã sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk mới). Những đường cong uốn lượn ôm trọn màu xanh của biển và trời tạo nên một bức tranh sống động khó quên.
Phú Quốc (thuộc Kiên Giang cũ, tỉnh An Giang mới) từ lâu đã trở thành một biểu tượng của sự lãng mạn. Mùa hè, dù đôi khi có những cơn mưa bất chợt ghé qua, hòn đảo này vẫn trở nên quyến rũ hơn với không khí trong lành, cây cối xanh mướt và những khoảnh khắc hoàng hôn rực rỡ đến nao lòng.
Đà Lạt, Lâm Đồng cũ (hiện đã sáp nhập cùng Bình Thuận và Đắk Nông thành tỉnh Lâm Đồng mới từ ngày 1/7/2025) ngày càng thu hút du khách yêu thích cảm giác mạnh với nhiều trò chơi mạo hiểm giữa siêu thú vị. Dưới đây là 5 trò chơi mạo hiểm siêu thú vị tại Đà Lạt bạn nhất định phải thử.
Côn Đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình và những địa điểm check-in cực kỳ ấn tượng. Từ biển xanh, cát trắng đến rừng xanh mát, mỗi nơi đều là một khung hình tuyệt đẹp. Dưới đây là 8 điểm đến bạn nên ghé qua nếu muốn có bộ ảnh “đẹp như mơ” tại Côn Đảo.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, với lịch sử hơn 100 năm, không chỉ là một tuyến giao thông huyết mạch mà còn là một hành trình đầy hoài niệm, mang đậm dấu ấn thời gian.
Khi nhắc đến những công trình Phật giáo kỳ vĩ của Việt Nam, không thể không nhắc đến chùa Bái Đính. Đây là nơi sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á, trong đó đặc biệt là tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu lục.
Tuyên Quang không chỉ là vùng đất lịch sử – cách mạng nổi tiếng, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao,...
Việc sáp nhập hành chính giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để hình thành tỉnh Cà Mau mở rộng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính – kinh tế, sự kiện này còn mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành du lịch.
Những ngọn hải đăng ở Phú Yên (hiện đã sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk mới) không chỉ là công trình dẫn lối cho tàu thuyền mà còn là biểu tượng trầm mặc giữa biển trời. Chúng âm thầm đứng đó, soi rọi ánh sáng qua bao mùa sóng gió như những chứng nhân của thời gian.
Từ ngày 1/1/2026, tất cả khách sạn và khu du lịch trên địa bàn Hà Nội sẽ không được sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như bàn chải, dao cạo, bao bì dầu gội, sữa tắm... Đây là bước đi mạnh mẽ nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Sau sự kiện hợp nhất, Gia Lai đang đứng trước cơ hội sở hữu một hệ sinh thái du lịch phong phú, nơi có sự giao thoa đặc sắc giữa vẻ đẹp của biển đảo Quy Nhơn, Kỳ Co - Eo Gió và nét hùng vĩ, hoang sơ của đại ngàn Kon Ka Kinh, Biển Hồ cùng di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.