Về đất tổ Hùng Vương - Nơi lưu giữ linh hồn đất Việt
Mục lục
“Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” là câu thơ mộc mạc nhưng chứa đựng niềm tự hào sâu sắc, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người con đất Việt.
Đền Hùng Phú Thọ - Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, ở độ cao 175m so với mực nước biển, Đền Hùng là một điểm đến lịch sử và văn hóa nổi tiếng tại Phú Thọ. Gắn liền với truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi đây được cho là xây dựng từ thời kỳ các vua Hùng – những người đã sáng lập và đặt nền móng cho quốc gia Văn Lang, thống nhất các bộ tộc trong vùng.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có tổng diện tích 845 ha, bao gồm 4 ngôi đền, 1 chùa và 1 lăng. Với vị trí cao ráo, hòa quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thiêng liêng, Đền Hùng mang lại một không gian uy nghi, tĩnh lặng nhưng đầy cảm hứng cho những ai ghé thăm.
Ngày nay, Đền Hùng không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là nơi thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm đến dâng hương và tham quan. Lễ hội Đền Hùng, tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt, quy tụ người dân cả nước để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng, tham gia các hoạt động văn hóa, nghi lễ và kết nối với cội nguồn dân tộc.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học đặc biệt, Đền Hùng đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012. Đây là niềm tự hào không chỉ của người dân Phú Thọ mà còn của cả dân tộc Việt Nam.
Đền Hùng không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng tinh thần, nhắc nhở mọi thế hệ người Việt về lòng biết ơn và tự hào dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử.
Thời điểm phù hợp nhất để đi Đền Hùng
Đầu năm là thời điểm tuyệt vời để hành hương tới các đền chùa ở miền Bắc. Thời tiết mát mẻ, se lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng tận hưởng chuyến đi mà không cảm thấy mệt mỏi. Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm là dịp lý tưởng để tham quan Đền Hùng, nhưng do lượng khách thường rất đông, bạn nên sắp xếp đi sớm để chuyến đi được suôn sẻ và thoải mái hơn.
Cách di chuyển tới Đền Hùng Phú Thọ
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân:
Tuyến quốc lộ 32C: Từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 32C qua cầu Trung Hà, tiếp tục đến cầu Phong Châu và di chuyển thêm khoảng 20km là tới Đền Hùng.
Tuyến quốc lộ 2: Du khách có thể đi qua Vĩnh Phúc, cầu Hạc Trì, vào trung tâm thành phố Việt Trì, sau đó tiếp tục 10km để đến ngã ba Đền Hùng. Từ đây, rẽ trái thêm 3km là tới nơi.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Tại nút giao Phù Ninh, rẽ phải qua cầu vượt để ra khỏi cao tốc, sau đó rẽ trái đi thêm khoảng 2-3km để đến đường dẫn vào Đền Hùng.
Phương tiện công cộng:
Tàu hỏa:
Du khách có thể xuống tại ga Việt Trì, sau đó đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt tuyến buýt số 19 đến điểm dừng Tiên Kiên (Lâm Thao). Từ đây, đi taxi hoặc xe ôm khoảng 4km để vào Đền Hùng.
Từ ga Hà Nội có hai chuyến tàu phù hợp:
YB3: Xuất phát lúc 6h10, đến ga Việt Trì lúc 8h20 (dừng ở cả ga Tiên Kiên).
SP3: Khởi hành lúc 22h, đến ga Việt Trì lúc 23h50 (không dừng ở ga Tiên Kiên).
Xe khách: Tại bến xe Mỹ Đình, có nhiều chuyến xe chạy đến các huyện ở Phú Thọ mỗi ngày. Bạn có thể thoải mái lựa chọn chuyến đi phù hợp với thời gian cá nhân.
Tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, du khách có thể sử dụng dịch vụ xe điện để di chuyển thuận tiện từ bãi đỗ xe đến cổng chính và các điểm tham quan khác trong khuôn viên. Với mức giá hợp lý, xe điện là lựa chọn phổ biến, đặc biệt phù hợp với những nhóm đông người. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê xe riêng để linh hoạt hơn trong lịch trình di chuyển.
Các địa điểm tham quan khi tới Đền Hùng
Cổng Đền
Trước khi bước vào hành trình tham quan Đền Hùng, du khách sẽ bắt đầu tại cổng đền - điểm khởi đầu thiêng liêng dẫn lối về vùng đất Tổ, nơi khởi nguồn của dân tộc Việt Nam.
Cổng đền mang đậm nét kiến trúc truyền thống với thiết kế mái vòm, phần nóc được trang trí họa tiết "lưỡng long chầu nguyệt." Công trình gồm hai tầng, cao 8,5m và rộng 4,5m. Trên cao, chính giữa cổng là bức đại tự khắc bốn chữ Hán "Cao Sơn Cảnh Hành" (Núi cao đường lớn), khẳng định sự uy nghiêm và linh thiêng.
Đền Hạ
Đền Hạ được xây dựng từ thế kỷ XVII-XVIII và dù đã qua nhiều lần trùng tu, gần nhất vào năm 2011, vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính nguyên bản. Khu đền gồm hai tòa: nhà tiền tế phía trước và hậu cung phía sau. Hậu cung là nơi thờ các long ngai bài vị của thần núi, các vua Hùng cùng hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa.
Theo truyền thuyết, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, khởi nguồn dân tộc Việt. Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, đền Hạ trở thành nơi người dân thường đến cầu nguyện về con cái, gia đình hòa thuận, và việc sinh nở suôn sẻ, bởi quan niệm rằng Mẫu là người bảo trợ cho mẹ tròn con vuông.
Bên cạnh đền Hạ là nhà bia lục giác với kiến trúc độc đáo sáu mái. Bên trong là bia đá khắc ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm ngày 19/9/1945: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."
Chùa Thiên Quang
Tên chùa mang ý nghĩa biểu tượng là ánh sáng từ trời soi chiếu xuống trần gian. Theo truyền thuyết, khi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, tại vị trí chùa ngày nay đã xuất hiện một luồng ánh sáng thần kỳ chiếu thẳng từ trời xuống. Chùa Thiên Quang được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX, dưới thời nhà Trần, và thờ Phật theo phái Đại thừa. Hiện nay, chùa vẫn lưu giữ 32 pho tượng Phật bằng gỗ, sơn son thếp vàng tinh xảo.
Trước cổng chùa có một cây vạn tuế ba ngọn gần 800 năm tuổi, tỏa ra ba hướng, tượng trưng cho ba miền Bắc - Trung - Nam của đất nước. Đặc biệt, vào ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngồi dưới gốc cây vạn tuế này để nghe báo cáo tình hình và kế hoạch tiếp quản Hà Nội từ các đồng chí Thanh Quảng và Song Hà.
Đền Trung
Sau khi chinh phục 159 bậc đá, du khách sẽ đến đền Trung, tọa lạc trên lưng chừng núi. Đền Trung, hay còn gọi là "Hùng Vương tổ miếu," là nơi các vua Hùng thường tụ họp với lạc hầu, lạc tướng để bàn bạc việc nước.
Đây cũng là nơi diễn ra cuộc thi tài nổi tiếng thời Hùng Vương thứ 6, nhằm tìm người kế vị. Trong cuộc thi, Lang Liêu - vị hoàng tử út, đã làm ra bánh chưng, bánh giày, tượng trưng cho đất và trời. Ý tưởng độc đáo và hương vị thơm ngon của món bánh đã giúp Lang Liêu giành chiến thắng, được truyền ngôi và trở thành Hùng Vương thứ 7.
Đền Thượng
Từ đền Trung, leo thêm khoảng 100 bậc đá nữa, du khách sẽ đến đền Thượng, ngự trên đỉnh cao nhất của núi Nghĩa Lĩnh. Đền có tên chữ là "Kính Thiên Lĩnh Điện," nghĩa là điện thờ trời trên đỉnh núi thiêng. Theo truyền thuyết, vua Hùng thường lập đàn tại đây để tế trời, cầu cho đất nước an lành và thịnh vượng.
Đền Thượng còn là nơi tổ chức các nghi thức quan trọng nhất trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, biểu trưng cho sự linh thiêng và lòng thành kính hướng về tổ tiên của người dân Việt Nam.
Lăng Hùng Vương
Theo truyền thuyết, đây là nơi an nghỉ của vua Hùng thứ 6. Trước khi qua đời, vua căn dặn: "Khi ta mất, hãy chôn ta trên đỉnh núi Cả để ta có thể trông coi bờ cõi cho con cháu." Lăng được xây dựng với thế phong thủy "đầu đội sơn, chân đạp thủy," dựa lưng vào núi Hùng và hướng ra ngã ba Bạch Hạc.
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, lăng Hùng Vương vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Các mặt tường của lăng được trang trí họa tiết mặt hổ phù, bậc thềm đắp hình kỳ lân, và cổng chính có khắc hai câu đối chữ Nôm, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên:"Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về đất Tổ.Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ mồ ông."
Đền Giếng
Từ lăng Hùng Vương, men theo hướng Đông Nam khoảng 600 bậc, du khách sẽ đến đền Giếng, nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Câu chuyện tình của công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử biểu trưng cho khát vọng tự do yêu đương, hôn nhân hạnh phúc. Trong khi đó, hình tượng Ngọc Hoa và Sơn Tinh lại gắn liền với công cuộc trị thủy và tập tục văn hóa thách cưới của người Việt.
Đền Giếng nằm dưới chân núi, với mái đắp tứ linh: long, lân, quy, phụng. Tiền sảnh nổi bật với ba bức đại tự mang ý nghĩa sâu sắc:
"Ẩm thủy tư nguyên" (Uống nước nhớ nguồn),
"Nam quốc anh hoàng" (Anh hùng đất nước Nam),
"Sơn thủy kim ngọc" (Núi sông quý báu như vàng ngọc).
Nơi đây không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là nơi ghi dấu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Lai Châu – vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan núi non trùng điệp, mà còn bởi những món đặc sản ngon, mang đậm bản sắc dân tộc, ăn một lần là nhớ cả đời.
Huế (hiện đã sáp các nhập đơn vị hành chính từ 1/7/2025) chính không chỉ có lăng tẩm và chùa chiền, mà còn sở hữu nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ. Nếu bạn đang tìm nơi tắm biển khi đến Huế, dưới đây là những gợi ý đáng trải nghiệm nhất.
Các resort đẹp tại Vĩnh Phúc là điểm dừng chân lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày gần Hà Nội, đặc biệt được nhiều gia đình yêu thích nhờ không gian xanh, khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ giữa vùng núi cao.
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đã có một cú bứt phá ngoạn mục, đón lượng khách quốc tế nhiều hơn cả năm 2016 cộng lại và liên tiếp phá vỡ các kỷ lục cũ.
Giữa lòng Tây Ninh nắng gió, hồ Núi Đá hiện lên như một góc trời bình yên níu bước lữ khách phương xa. Mặt hồ phẳng lặng soi bóng núi non, tạo nên khung cảnh nên thơ hiếm thấy giữa vùng đất phương Nam.
Khi nhắc đến vẻ đẹp kỳ vĩ của Việt Nam, Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới – luôn là cái tên được xướng lên đầu tiên. Vẻ đẹp của nơi này luôn được đưa ra làm chuẩn mực cho rất nhiều địa điểm và người ta vẫn hay ví những nơi đó như “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Vũng Tàu cũ (hiện thuộc TP.HCM từ 1/7/2025) không chỉ có bãi Sau hay ngọn Hải Đăng mà vẫn còn nhiều nơi đẹp ngỡ ngàng, vắng khách du lịch, thích hợp cho những ai muốn tìm kiếm sự mới mẻ và tránh xa ồn ào.
Nằm sâu giữa núi rừng Ba Bể, tỉnh Thái Nguyên (địa phận Bắc Kạn cũ), hang Thẳm Phầy hiện lên như một thế giới bí ẩn và kỳ vĩ – nơi vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ mà thời gian chưa thể chạm đến.
Sau khi sáp nhập với Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa mới sở hữu đường bờ biển gần 300 km, cùng những cung đường ven biển đẹp như tranh vẽ, khiến du khách say lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt.
Nhắc đến Sài Gòn không thể không nhắc đến bánh mì – một món ăn vượt ra khỏi giới hạn của một bữa ăn sáng thông thường để trở thành một biểu tượng văn hóa, một niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.
Không còn những chuyến đi vội vã, đoàn tàu hạng sang đầu tiên của Việt Nam mang đến hành trình thư thái, nơi du khách tận hưởng vẻ đẹp quê hương trong không gian đậm chất nghỉ dưỡng và đầy tinh tế.
Kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh 2/9, Hà Nội bước vào mùa cao điểm du lịch với loạt chương trình tour mới, ưu đãi hấp dẫn nhằm kích cầu và thu hút du khách trong dịp lễ lớn.
Mùa hè, mùa của những chuyến đi biển bất tận, và Vịnh Hạ Long luôn là một trong những cái tên được réo gọi nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với nhiều du khách lần đầu đến với thành phố di sản, thường băn khoăn nên đi Hạ Long hay Bãi Cháy để có một kỳ nghỉ trọn vẹn nhất?
Sau sự cố du khách gặp nạn khi chơi dù lượn, Đà Nẵng đã tạm ngưng toàn bộ dịch vụ tại bán đảo Sơn Trà để rà soát, đánh giá lại quy trình vận hành và đảm bảo an toàn cho du khách.
Các thành phố biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc tiếp tục nằm trong danh sách những điểm đến được du khách quốc tế lựa chọn nhiều nhất khi đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sapa luôn có một sức hút mãnh liệt với những tâm hồn yêu thiên nhiên và thích khám phá. Du lịch một mình đến Sapa là một cơ hội tuyệt vời để bạn tự do chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và kết nối sâu sắc hơn với bản thân.
Trần Phú – trục đường ven biển sôi động bậc nhất Nha Trang, nơi hội tụ hàng loạt điểm check-in nổi tiếng. Cùng khám phá những địa điểm hấp dẫn nằm dọc cung đường huyết mạch này!
Sự kiện lịch sử sáp nhập giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam mang đến cho du khách có cơ hội trải nghiệm một hành trình liền mạch, kết nối hoàn hảo giữa sự năng động của một thành phố biển hiện đại và chiều sâu văn hóa của một vùng đất di sản.
Không cần đi đây xa, ngay giữa lòng Thái Nguyên có một nơi khiến ai cũng phải ngỡ ngàng bởi không gian thảo nguyên xanh mướt, đàn ngựa tung vó đầy khí chất viễn du như xứ Mông Cổ – đó chính là Trại ngựa Bá Vân.
Chỉ cách Hà Nội từ 1,5 đến 3 giờ di chuyển, Hòa Bình (hiện thuộc tỉnh Phú Thọ mới) từ lâu đã khẳng định vị thế là điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu của khu vực phía Bắc. Với lợi thế về cảnh quan, nơi đây đã trở thành mảnh đất lý tưởng cho sự phát triển của các khu nghỉ dưỡng cao cấp.