Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Văn Thánh Miếu - “Quốc Tử Giám phương Nam” giữa lòng Vĩnh Long
Mục lục
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của Tây Nam Bộ, nổi bật với kiến trúc cổ kính và giá trị lịch sử sâu sắc. Ghé thăm nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trầm mặc mà còn lắng nghe những câu chuyện hào hùng gắn liền với vùng đất Vĩnh Long.
Nhắc đến du lịch Vĩnh Long, không thể bỏ qua những công trình mang đậm dấu ấn lịch sử – văn hóa như Công Thần Miếu Vĩ, Nhà thờ Chính Tòa hay Đình Long Thanh. Đặc biệt, giữa lòng thành phố vẫn còn lưu giữ một công trình kiến trúc cổ kính từ thời Nguyễn, được xem như chứng nhân lịch sử qua bao biến cố – đó chính là Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nằm ở đâu?
Địa chỉ: Làng Long Hồ, đường Trần Phú, phường 4, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
Giá vé tham khảo: Miễn phí
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và mang giá trị văn hóa đặc biệt, được xem như thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến xưa. Đồng thời, nơi đây cũng là biểu tượng tôn vinh Nho giáo – dòng tư tưởng từng đóng vai trò nền tảng trong giáo dục và đời sống tinh thần dưới triều Nguyễn.
Di tích Văn Thánh Miếu Vĩnh Long nổi tiếng (Ảnh: Internet)
Nằm ở vị trí đắc địa, mặt tiền hướng ra dòng sông Long Hồ thơ mộng và tiếp giáp tuyến giao thông huyết mạch, Văn Thánh Miếu không chỉ thuận tiện cho việc tham quan bằng đường bộ lẫn đường thủy mà còn sở hữu không gian cảnh quan hài hòa, đậm chất sông nước miền Tây.
Với diện tích hơn 10.000m², nơi đây được ví như “Quốc Tử Giám của Nam Bộ” – không chỉ bởi quy mô kiến trúc mà còn bởi vai trò gìn giữ và truyền bá giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống của dân tộc.
Bên cạnh Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Miếu là điểm dừng chân đặc sắc trong hành trình khám phá thành phố Vĩnh Long. Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp cổ kính và không gian yên bình ven sông sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm sâu lắng và đầy ý nghĩa.
Quá trình xây dựng Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng dưới triều vua Tự Đức, khởi công năm 1864 và hoàn thành năm 1866. Đây là công trình mang đậm giá trị văn hóa, kiến trúc và tinh thần Nho giáo, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động học thuật, thờ Khổng Tử và tôn vinh đạo học.
Ngay sau khi hoàn thiện, triều đình Huế đã cử người quản lý, các sĩ phu địa phương cũng thành lập Hội Văn Thánh để tổ chức cúng tế và duy trì hoạt động miếu. Khu vực bên trái miếu còn có Thơ Lầu – nơi lưu giữ kinh sách phục vụ việc học tập của nho sĩ.
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Vĩnh Long và có ý định phá bỏ Văn Thánh Miếu để xây dinh tỉnh trưởng, người dân đã cử ông Bá hộ Trương Ngọc Lang đứng ra đấu tranh, bảo vệ thành công công trình quý giá này.
Dù là Văn Thánh Miếu ra đời muộn nhất cả nước, nơi đây vẫn được ví như “Quốc Tử Giám phương Nam”, là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long. Trải qua nhiều thăng trầm, công trình đã được trùng tu 7 lần (từ năm 1872 đến 2006), giữ vững vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử.
Ngày 25/3/1991, Văn Thánh Miếu được xếp hạng Di tích văn hóa cấp Quốc gia – minh chứng cho vị thế và giá trị bền vững của công trình này trong đời sống văn hóa Nam Bộ.
Kiến trúc tiêu biểu tôn vinh Nho giáo và Khổng Tử (Ảnh: Internet)
Chiêm ngưỡng kiến trúc tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Tọa lạc tại trung tâm thành phố, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là công trình kiến trúc tiêu biểu tôn vinh Nho giáo và Khổng Tử. Với nét cổ kính trang nghiêm, nơi đây được ví như “Quốc Tử Giám của Nam Bộ”.
Qua cổng tam quan ba tầng mái lợp ngói cổ, du khách sẽ bước vào không gian thần đạo rợp bóng cây sao thẳng tắp, tạo cảm giác tĩnh lặng và thiêng liêng. Điểm nhấn đầu tiên là ba tấm bia đá khắc ghi các cột mốc lịch sử quan trọng: từ văn bia do Phan Thanh Giản soạn năm 1872, bia khắc công đức của các thân hào, đến bia ghi nhận sự hiến đất của bà Trương Thị Loan.
Nằm trong khuôn viên miếu là Văn Xương Các – tòa lầu hai tầng độc đáo theo lối trùng thiềm điệp ốc. Tầng trên thờ Văn Xương Đế Quân và lưu trữ sách vở, tầng dưới là nơi nghỉ và tổ chức các hoạt động văn chương, học thuật. Phía trước là bàn thờ Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản – những biểu tượng của tinh thần hiếu học phương Nam.
Đi sâu vào khu trung tâm là Điện Đại Thành, Tả vu và Hữu vu – không gian thờ tự chính, với bàn thờ Đức Khổng Tử ở gian giữa và thập nhị hiền triết ở hai bên. Kiến trúc nơi đây vừa trang trọng vừa hài hòa, phản ánh rõ tinh thần tôn sư trọng đạo và giá trị giáo dục truyền thống của dân tộc.
Hòa mình vào không khí lễ hội tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Nổi bật trong số đó là Lễ Tế Khổng Tử và các bậc Thánh Hiền, được tổ chức vào hai dịp lớn trong năm: ngày Đinh đầu tháng 2 và ngày Đinh cuối tháng 8 âm lịch. Đây là dịp để tôn vinh đạo học, nhắc nhớ công lao của bậc khai sáng Nho giáo và hun đúc tinh thần hiếu học trong cộng đồng.
Ngoài ra, Lễ giỗ Phan Thanh Giản diễn ra vào mùng 4 và 5 tháng 7 âm lịch là sự kiện được tổ chức trang trọng, tưởng niệm một trong những vị quan thanh liêm, có nhiều đóng góp cho đất Nam Kỳ. Bên cạnh đó, Văn Xương Các còn là nơi diễn ra lễ tưởng niệm các quan đại thần và chiến sĩ trận vong vào ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch – thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” sâu sắc của người Việt.
Điều đặc biệt là, phần lớn người dân đến Văn Thánh Miếu không vì cầu tài lộc, mà bởi mong muốn thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, đồng thời tìm hiểu, gìn giữ truyền thống hiếu học – một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Timeout vừa công bố danh sách điểm đến lý tưởng nhất châu Á mùa hè 2025, Hội An là điểm đến tốt nhất cho kỳ nghỉ gia đình, trong khi Hà Nội và TP.HCM là lựa chọn hàng đầu cho du khách độc hành.
Tọa lạc bên dòng Hậu Giang hiền hòa, bến Ninh Kiều từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc của thành phố Cần Thơ. Với vị trí đắc địa và khung cảnh nên thơ, nơi đây không chỉ thu hút du khách mà còn gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Hà Nội, với vẻ đẹp cổ kính và nên thơ, luôn là một điểm đến đầy sức hút cho các cặp đôi. Dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, Thủ đô lại khoác lên mình một vẻ quyến rũ riêng.
Sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam mang tên "Vietnam Tourism Roadshow in Europe" đã được tổ chức tại thủ đô Praha, CH Séc, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các công ty lữ hành, đối tác trong ngành du lịch và giới truyền thông tại Séc.
Trong danh sách 15 điểm đến quốc tế lý tưởng do tạp chí du lịch uy tín của Mỹ, Travel + Leisure, bình chọn, một thành phố của Việt Nam đã tự hào góp mặt, khẳng định vị thế là nơi du khách có thể tận hưởng trải nghiệm "trong mơ" mà không quá tốn kém.
Vũng Tàu có đặc sản gì làm quà? Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên mua gì sau chuyến du lịch, bài viết này sẽ gợi ý những món ngon đặc trưng, dễ bảo quản và phù hợp để biếu tặng người thân, bạn bè.
Theo nghị quyết được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, Cần Thơ sẽ có tổng cộng 64 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 55 xã và 9 phường. Trong đó, 54 xã và 9 phường thực hiện sắp xếp, 1 xã không thực hiện sắp xếp là xã Hồ Thị Kỷ
Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức sáp nhập cùng tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo nên một siêu đô thị duy nhất với quy mô và tiềm năng chưa từng có.
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Quảng Ninh năm 2025, địa phương này sẽ có cơ cấu mới gồm 54 đơn vị, bao gồm 30 phường, 22 xã và 02 đặc khu.
Sau sáp nhập, tỉnh Quảng Trị có 78 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 69 xã, 8 phường và 01 đặc khu. Trong đó có 68 xã, 8 phường, 1 đặc khu hình thành sau sắp xếp và 1 xã không thực hiện sắp xếp là xã Tân Thành (huyện Minh Hóa).
Sau sắp xếp, thành phố Cần Thơ có 103 đơn vị hành chính cấp xã gồm 31 phường và 72 xã. Trong đó 30 phường và 65 xã được hình thành sau sắp xếp, tám đơn vị không thực hiện sắp xếp gồm: phường Tân Lộc, các xã Trường Long, Thạnh Phú, Thới Hưng, Phong Nẫm, Mỹ Phước, Lai Hòa và Vĩnh Hải.
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hà Tĩnh có 69 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 60 xã và 09 phường. Trong đó có 58 xã, 09 phường hình thành sau sắp xếp và 02 xã không thực hiện sắp xếp là xã Sơn Kim 1 và xã Sơn Kim 2.
Sau khi sắp xếp, Lâm Đồng có 124 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 103 xã, 20 phường, 1 đặc khu; trong đó có 99 xã, 20 phường, 1 đặc khu hình thành sau sắp xếp, và 4 xã không thực hiện sắp xếp.
Sau sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có 95 đơn vị hành chính cấp xã gồm 72 xã và 23 phường. Trong đó, 67 xã và 21 phường được hình thành sau sắp xếp. Bảy đơn vị không thực hiện sắp xếp gồm: phường Phước Tân, phường Tam Phước, các xã Thanh Sơn (Định Quán), Đắk Lua, Phú Lý, Bù Gia Mập và Đăk Ơ.
Căn cứ Đề án số 395/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ và xét đề nghị của tỉnh An Giang (mới), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1654/NQ-UBTVQH15 về việc phê duyệt phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
Phú Yên không chỉ có biển mà còn sở hữu nhiều thác nước tuyệt đẹp, hoang sơ và đầy cuốn hút. Những điểm đến này mang lại trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên rất thích hợp để trekking, chụp ảnh hoặc thư giãn giữa không gian trong lành.
Không cần những chuyến đi xa tốn kém, ngay gần thủ đô có những "ốc đảo xanh" yên bình, nơi bạn có thể tạm gác lại bộn bề, lắng nghe hơi thở của núi rừng và tận hưởng sự thư thái tuyệt đối.