Tham gia lễ hội Cầu Ngư đầy màu sắc trên miền biển Khánh Hòa
Mục lục
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ việc thờ ông Nam Hải, một con cá voi có thân hình to lớn nhưng tính tình ôn hòa, thường giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn trên biển.
Lễ Hội Cầu Ngư
Thời gian tham khảo: Tháng 2, tháng 3 âm lịch
Lễ Hội Cầu Ngư là phong tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Quảng Bình trở đi (trong đó tiêu biểu nhất là vùng Nam Trung Bộ). Ông Nam Hải Ngư còn được gọi là cá Đức Ông, Cá Ông hay Ông Nam Hải ở các tỉnh phía Nam.
Lễ hội này nhằm thờ Cá Ông (ông Nam Hải), cầu mong mùa màng bội thu, sóng yên, mọi thủy thủ được bình an. Ngư dân tin rằng ngoài sức mạnh phi thường, Cá Ông còn có khả năng thấu hiểu ý chí của họ, luôn giúp đỡ các thủy thủ vượt qua khó khăn.
Lễ hội bắt đầu từ rạng sáng với nghi lễ Nghinh Ông, nghi thức chính và quan trọng nhất. Buổi lễ được tiến hành cơ bản là đón hồn ông Nam Hải từ biển về nơi thờ cúng. Chiếc thuyền trong quá trình Nghinh Ông di chuyển từ cảng cá ra cảng biển thực hiện nghi lễ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thuyền được trang trí cờ nhiều màu sắc.
Lễ hội Cầu Ngư - Di sản văn hóa phi vật thể rất đáng xem
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa được người dân nơi đây giữ gìn và truyền lại nguyên vẹn như một nét đẹp văn hóa và niềm tự hào của người dân vùng biển. Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, lễ hội Cầu Ngư những năm gần đây đã được đầu tư và quan tâm nhiều hơn khi được tổ chức chu đáo, đầy đủ và trọn vẹn phần lễ truyền thống và mở rộng với nhiều trò chơi hấp dẫn.
Phong tục này được xem là di sản văn hóa phi vật thể rất đáng trân trọng đã góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt cho Khánh Hòa. Du khách tham gia lễ hội Cầu Ngư sẽ được hòa bình vào không gian nhiều tiết mục văn hoá văn nghệ đậm nét cổ truyền và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về đời sống lao động sinh hoạt của ngư dân làng biển.
Lễ hội Cầu Ngư Khánh Hòa có ý nghĩa gì?
Tại Khánh Hòa, lễ hội Cầu Ngư là ngày hội lớn của ngư dân làng biển, thể hiện niềm tin vào những giá trị tốt đẹp, ý chí không ngại khó khăn, vượt gian khổ để xây dựng được cuộc sống tươi đẹp hơn của con người. Bên cạnh đó, lễ hội này còn cho thấy truyền thống uống nước nhớ nguồn và thể hiện lòng biết ơn của dân tộc ta, tạo nên sự gắn bó liên kết giữa cộng đồng của cư dân từ bao đời và bao thế hệ.
Lễ hội Cầu Ngư cũng thể hiện nét đẹp của lao động ngư dân vùng biển dưới các loại hình thức tế lễ, trò diễn dân gian, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Vốn văn hóa dân gian và nghệ thuật của vùng đất Nam Trung Bộ đã được nuôi dưỡng và kế thừa thông qua lễ hội Cầu Ngư. Qua đó, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Khám phá Lễ hội Cầu Ngư, Khánh Hoà
Không chỉ thu hút du khách ở phần lễ trang trọng, lễ hội Cầu Ngư còn thể hiện nét đẹp của tín ngưỡng dân gian ở phần hội nhộn nhịp và tưng bừng. Tiến trình của lễ hội Cầu Ngư tại Khánh Hòa sẽ bao gồm: Lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông, trò diễn Hò Bá Trạo, lễ Tỉnh Sanh, lễ Tế Chánh, Thứ lễ và Tôn vương,...
Lễ Rước Sắc
Đây là phần lễ mở đầu của lễ hội Cầu Ngư diễn ra vào buổi sáng đầu tiên, được thực hiện một cách trang trọng bởi các ông lão lớn tuổi được kính trọng ở làng.
Lễ gồm 3 phần: Khai sắc, Thỉnh sắc và Rước sắc.
Lễ này bắt đầu với phần thỉnh sắc được làm tại nhà Tiền hiền. Khi đó các bô lão sẽ dâng hương bài tế để thỉnh ông Nam Hải về lăng ông, rồi sau đó phần Rước Sắc sẽ có sự tham gia của nhiều người dân làng chài để đưa cá ông về lăng. Phần lễ Khai sắc dường như một lời thông báo là bắt đầu lễ hội Cầu Ngư.
Lễ Nghinh Ông
Thường được tổ chức vào thời điểm sáng sớm khi thủy triều lên, lễ Nghinh ông là nghi thức để giúp hồn ông Nam Hải từ ngoài biển khơi về đến lăng thờ để làm lễ tế Chánh. Nghi lễ này diễn ra trong vòng 2 giờ trên biển với đoàn thuyền ghe ra khơi để rước ông Nam Hải. Sau đó, đội siêu sẽ múa ở trước điện để mừng ông Nam Hải trở về với dân làng.
Biểu diễn dân gian Hò Bá Trạo
Đây là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có tính tổng hợp từ nói, hát và múa, có tính nghi lễ của cư dân vùng biển Nam Trung Bộ. Trò biểu diễn dân gian này là đặc trưng của lễ hội Cầu Ngư tại Khánh Hòa khi có 15 đến 19 năm thanh niên biểu diễn. Hò Bá Trạo thể hiện cảnh lao động, sinh hoạt của người dân làng chài với các hoạt động như thả lưới, vượt sóng, chèo thuyền khi xa khơi…
Trò biểu diễn dân gian này có ý nghĩa tỏ lòng biết ơn và thương tiếc của ngư dân đối với cá ông, cầu mong mùa màng thuận lợi và thể hiện được ước vọng, khát khao về cuộc sống no bụng an lành của ngư dân. Đây cũng là loại hình nghệ thuật độc đáo, thu hút nhiều du khách tới xem.
Lễ Tỉnh Sanh tế các nhiên thần
Đây là một trong những nghi thức rất quan trọng của lễ hội Cầu Ngư. Nghi thức này diễn ra cùng thời điểm với lễ Nghinh ông, khi đó các bô lão sẽ làm lễ để rước hồn ông Nam Hải, còn ở trong lăng sẽ diễn ra lễ tế sanh để tế các nhiên thần. Người ta dùng heo sống nguyên con để làm vật bái tế trong buổi lễ này.
Nghi thức thiêng liêng nhất - Lễ Tế Chánh
Lễ Tế Chánh là phần lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của lễ hội Cầu Ngư. Nghi lễ này diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ từ 10:00 đến 11:00 trưa, được thực hiện long trọng và trang nghiêm để tỏ lòng thành kính với Đức ông Nam Hải, cầu mong có sự che chở từ ông đối với người ra khơi.
Thứ lễ và Tôn vương
Phần hát cúng thần này Không phải là nghi lễ bắt buộc nên thường 2-3 năm mới làm một lần. Ở phần này, người làng sẽ được mời các đoàn hát bội về hát nhằm phục vụ cả con để tỏ lòng biết ơn dành cho Đức ông Nam Hải sau khi có được thu hoạch bội thu.
Lễ Tống Na - Lễ cúng cô hồn biển
Đây là Lễ cúng cô hồn biển được tổ chức ở góc sân lăng với một chiếc bàn nhỏ nhìn ra hướng đông. Một chiếc xe nhỏ làm bằng nan giống như chiếc thuyền cá lớn sẽ được đặt trước bàn thờ. Sau khi lễ cúng hoàn thành xong, người ta lấy mỗi vật tế một ít để đưa lên thuyền rồi đoàn đi tống na sẽ giúp thuyền ra biển.
Chiếc ghe nhỏ được đưa ra biển khởi để hạ thủy và tiễn đưa các vong hồn về với đại dương bao la. Cùng với đó, gửi chút lòng thành của người làng đến những vong hồn không đến được lễ hội Cầu Ngư. Khi hoàn thành xong tất cả, mọi người sẽ trở lại Lăng Ông làm lễ hoàn mãn.
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của tỉnh Khánh Hòa mang màu sắc dân gian độc đáo của vùng biển Nam Trung Bộ nói chung. Nếu có dịp tới Nha Trang vào tháng 2 tháng 3 âm lịch hàng năm, hãy nhớ ghé qua khám phá lễ hội này để tìm hiểu sâu hơn về bản sắc của vùng đất tươi đẹp xứ Trầm biển Yến.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Bình Định, vùng đất võ trời văn, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, di tích lịch sử hào hùng mà còn có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng. Trong số đó, Chùa Nhạn Sơn, một điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc và những câu chuyện huyền bí xung quanh hai pho tượng cổ.
Tin vui cho các "tín đồ ăn uống"! Tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết, quận Đống Đa, Hà Nội sẽ chính thức khai trương vào 19h tối ngày 18/1/2025. Đây là tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Thủ đô, hứa hẹn mang đến không gian thưởng thức ẩm thực đa dạng và sôi động.
Thanh Sơn, một điểm đến mới nổi tại Phú Thọ, đang thu hút sự chú ý của đông đảo du khách nhờ vào những cảnh quan thơ mộng, hòa quyện giữa núi non hùng vĩ và không gian yên bình của miền quê.
Nhắc đến những ngôi chùa cổ kính ở Bình Định, không thể không kể đến chùa Sơn Long, một di tích lịch sử - văn hóa hơn 300 năm tuổi. Hãy cùng khám phá ngôi chùa đặc biệt này, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh và kiến trúc độc đáo của xứ Nẫu.
Cố đô Huế, với vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng, là điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm mới. Tết Ất Tỵ 2025 này, hãy cùng "xách balo lên và đi" khám phá Huế, check-in "sống ảo" tại những địa điểm tuyệt đẹp và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, bạn đã có dự định gì cho kỳ nghỉ đặc biệt này chưa? Nếu muốn tìm kiếm một điểm đến vừa mang đậm nét truyền thống, vừa có không gian yên bình, cổ kính để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết, thì Huế chính là lựa chọn hoàn hảo.
Băng giá đã xuất hiện tại nhiều đỉnh núi cao ở vùng núi phía Bắc như Lảo Thẩn, Kỳ Quan San (Lào Cai) do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường. Hiện tượng thiên nhiên hiếm có này đã thu hút đông đảo du khách đam mê trekking và khám phá.
Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồi chè Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP Đà Lạt) khoác lên mình tấm áo hồng rực rỡ của hoa mai anh đào, tạo nên khung cảnh thơ mộng, hút hồn du khách thập phương.
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố số liệu ấn tượng về ngành du lịch Thủ đô trong năm 2024. Theo đó, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,5 triệu lượt người, tăng trưởng mạnh mẽ 28,2% so với năm 2023.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam, với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trải dài dọc theo đất nước, đã được vinh danh là một trong 9 cung đường sắt đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2025.
Cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu di chuyển tăng cao khiến vé tàu hỏa trên nhiều chặng từ TP.HCM đi các điểm du lịch "nóng" như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng... đang dần cạn kiệt.
Yên Bái đã quá nổi tiếng với Mù Cang Chải hay La Pán Tẩn, thế nhưng những cảnh đẹp mà nơi này sở hữu còn nhiều hơn thế. Một trong những ví dụ nổi bật chính là Hồ Chóp Dù, nơi được ví như “viên ngọc xanh” của địa phương Tây Bắc này.
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những ngôi chùa cổ kính mà giờ đây còn thu hút du khách bởi một điểm đến mới mẻ và đầy sức sống - Phố đi bộ Ninh Bình.
Tết Ất Tỵ 2025 này, hãy "đổi gió" với chuyến du xuân đến Quy Nhơn - thành phố biển xinh đẹp với nhiều điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho bạn một kỳ nghỉ Tết đáng nhớ.
Bánh tráng trộn – món ăn vặt "quốc dân" của giới trẻ, gắn liền với bao thế hệ học trò Hà Thành. Sự hòa quyện giữa vị chua chua của xoài, cay cay của sa tế, mặn mà của muối tôm, thơm thơm của rau răm tạo nên một hương vị "gây nghiện" khó cưỡng.
Nằm lặng lẽ giữa đất Hà Nam phì nhiêu, đình đá Tiên Phong hiện lên như một minh chứng cho sự trường tồn của thời gian và sức sáng tạo tuyệt vời của người xưa.
Từ Quảng Trị, linh vật rắn đã "cập bến" đường hoa Tết Đà Nẵng. Với hình dáng uy nghi, đẹp mắt, linh vật này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dân và du khách.
Phú Quốc, hòn đảo từng được bình chọn đẹp thứ 2 thế giới bởi tạp chí nổi tiếng Travel+Leisure, với sức hút du lịch ngày càng tăng cùng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phát triển vượt bậc, đã được vinh dự lựa chọn là nơi đăng cai Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.
Nằm ven sông Cái Bé, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, chợ quê Bến Nhứt là điểm đến hấp dẫn cho du khách vào mỗi dịp cuối tuần. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, chợ nhộn nhịp với người dân địa phương và du khách đến tham quan, chụp ảnh, ăn uống và vui chơi cùng gia đình.