Kiến thức đầy đủ về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mục lục
Ngành quản trị du lịch và lữ hành dành cho những ai đam mê du lịch và mong muốn mang lại những trải nghiệm du lịch tuyệt vời đến cho khách hàng. Hãy cùng Crystal Bay tìm hiểu Tất tần tật về ngành quản trị du lịch và lữ hành qua bài viết này!
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Hospitality Management) là ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động liên quan đến quá trình điều hành, quản lý du lịch.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tên tiếng Anh là Tourism and Hospitality Management
Ngoài ra, người đảm nhận vị trí này còn chịu trách nhiệm về quản lý, thiết kế, điều hành nhiều công việc của các phòng ban liên quan, thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm công việc gì?
Học quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm công việc gì vẫn là một trong những vấn đề được nhiều bạn thắc mắc. Hơn nữa, khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, ngành Du lịch Việt Nam và thế giới đang trên đà trở lại thì lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở.
Một số công việc mà các cử nhân ngành quản trị có thể làm như sau:
Quản lý du lịch và khách sạn: Trở thành quản lý khách sạn, điều hành tour du lịch, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện.
Hướng dẫn viên du lịch: Chia sẻ thông tin và trải nghiệm với du khách, cả ở quê nhà và nước ngoài.
Marketing du lịch: Tham gia vào chiến lược quảng bá và quảng cáo để thu hút khách du lịch.
Ngành công nghiệp ẩm thực và giải trí: Làm việc trong nhà hàng, khách sạn, hoặc cung cấp dịch vụ giải trí cho du khách.
Quản lý sự kiện du lịch: Tổ chức và quản lý sự kiện du lịch như triển lãm, hội chợ, đòi hỏi sự tận tâm và sáng tạo.
Thiết kế tour trong và ngoài nước: Bên cạnh các tour truyền thống thì giới trẻ còn yêu thích các tour dịch vụ mới lạ. Nhân viên thiết kế tour sẽ là người nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
Giảng viên về quản trị du lịch:Đối với một số bạn có niềm đam mê với công việc truyền đạt, giảng dạy thì sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp tục đam mê khi trở thành giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng.
Chuyên viên tại các sở, Ban ngành về du lịch: Thực hiện các công tác tìm hiểu, đánh giá về nhu cầu cũng như sự đáp ứng của cơ sở vật chất tại các địa điểm du lịch.
Nhân viên hãng hàng không và nhà ga: Mở ra cơ hội làm việc tại sân bay, hãng hàng không, hoặc các công ty liên quan đến ngành hàng không.
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành yêu cầu gì?
Năng động, yêu thích công việc môi trường làm việc linh hoạt
Khi bạn làm việc tại các vị trí phải di chuyển thường xuyên thì bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến những địa điểm mới lạ. Vì tính chất công việc phải giao lưu với khách hàng thường xuyên nên nếu bạn là người rụt rè thì bạn không thể phát triển và đi dài lâu trên con đường này được.
Có vốn kiến thức sâu rộng
Bạn sẽ là người giới thiệu đến khách hàng những thông tin liên quan đến bề dày lịch sử, phong tục, tập quán, vẻ đẹp của từng nơi, v.v. Do đó nên bạn cần phải luôn trong tâm thế học hỏi, tiếp thu các kiến thức mới, hiểu rõ hơn về sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau.
Để làm được điều này, bạn cần phải chủ động trong việc tiếp nhận các thông tin thông qua báo đài, internet.
Hiểu được tâm lý khách hàng
Đây là ngành dịch vụ đòi hỏi tiếp xúc khách hàng thường xuyên. Bạn cần hiểu rõ khách hàng có sở thích gì, có yêu cầu gì đặc biệt, hoặc khách hàng có dị ứng thực phẩm nào không để phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Thông thường, các tour du lịch sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Nên các hướng dẫn viên cần phải học cách quản lý thời gian hiệu quả, đảm bảo mọi người đang đi đúng lịch trình. Từ khâu đón tiếp khách, chuẩn bị nơi ở, khu vực ăn uống, cho đến việc giải quyết những vấn đề phát sinh đều phải được nhân viên quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sắp xếp hợp lý.
Thành thạo nhiều ngôn ngữ
Nếu bạn là hướng dẫn viên, chắc chắn bạn sẽ là người có cơ hội tiếp xúc với du khách nước ngoài. Tiếng Anh chuyên ngành của bạn tốt sẽ là một lợi thế lớn để bạn phát triển xa hơn trong lĩnh vực này. Việc hiểu thêm ngoại ngữ còn giúp bạn dễ dàng truyền tải được hết vẻ đẹp của địa danh và con người nơi đang đến du lịch.
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học môn gì?
Ngành quản trị du lịch và lữ hành giúp bạn khám phá các hiện tượng du lịch toàn cầu bao gồm hành vi du lịch, cấu trúc và chức năng của tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch.
Bạn cũng sẽ được học về các vấn đề quản lý chính của du lịch bao gồm quản lý chiến lược, tiếp thị và quản lý rủi ro, pháp lý, quản lý nguồn nhân lực, các khía cạnh công nghệ và môi trường của du lịch. Nội dung chính tập trung vào việc kết hợp các nguyên tắc trong việc lập kế hoạch và hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, ngành quản trị du lịch và lữ hành tập trung phát triển khía cạnh đạo đức và chính trị của kinh doanh du lịch và tiềm năng du lịch trở thành động lực để tăng cường nhân quyền, quan hệ quốc tế, phúc lợi kinh tế và xã hội cho các cộng đồng là điểm đến của khách du lịch và giúp con người hiểu biết thêm về văn hóa.
Các môn học chính của ngành du lịch bao gồm :
Cơ sở du lịch
Thực hành Khách sạn
Lập kế hoạch Hội nghị và Họp
Quản lý du lịch và Điểm đến
Quy hoạch và Quản lý Lễ hội du lịch
Phát triển và Quản lý Khu nghỉ dưỡng
Tiếp thị Khách sạn và du lịch
Kỹ thuật Phân tích trong du lịch và Khách sạn
Quy hoạch và Chính sách du lịch Bền vững
Các vấn đề về công nghệ thông tin du lịch
Thực tập khách sạn và du lịch
Ngoài việc học trên lớp, để trở thành một chuyên gia quản trị du lịch và lữ hành, bạn nên trau dồi kiến thức thực tiễn bằng cách đi du lịch nhiều hơn, đi thực tập tại các nhà hàng, khách sạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các Câu lạc bộ tại trường hoặc tại nước sở tại ví dụ như CLB Hỗ trợ khách nước ngoài tham quan địa phương, v.v.
Cơ hội việc làm của ngành quản trị du lịch và lữ hành có nhiều không?
Cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản lý du lịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Theo báo cáo từ Tổng cục Du Lịch, hàng năm ngành quản trị dịch vụ và lữ hành cần tuyển dụng khoảng 40.000 lao động. Đến năm 2020, nhóm ngành có khoảng 3 triệu người lao động.
Có thể thấy rằng, nhu cầu tuyển dụng của công việc này ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu giảm xuống.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có hơn 1,3 triệu lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch và lữ hành, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng lao động cả nước.
Song, số lao động chính quy chỉ chiếm khoảng 42%, còn lại là từ các nhóm nghề khác chuyển sang. Vì vậy nên đã xảy ra tình trạng khan hiếm lao động trong công việc này.
Mức lương của ngành quản trị du lịch và lữ hành có cao không?
Về mức lương trong ngành Quản trị du lịch, sinh viên mới ra trường có thu nhập từ 5 - 15 triệu đồng/tháng, ổn định và có tiềm năng tăng lên theo thời gian làm việc.
Nhân viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên có mức thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng/tháng, phản ánh sự đóng góp và chuyên môn hóa trong công việc khi tích lũy kinh nghiệm.
Cấp quản lý có mức thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng, đòi hỏi năng lực cao, kinh nghiệm lâu dài, và trách nhiệm quản lý đội ngũ.
Ngoài mức lương cơ bản, người làm trong ngành quản trị du lịch và lữ hành còn có cơ hội nhận thêm các khoản hoa hồng và tiền tip từ khách hàng. Điều này có thể làm tăng mức tổng thu nhập, đặc biệt là đối với những bạn có khả năng tư vấn và phục vụ khách hàng xuất sắc.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Chỉ cách Hà Nội 60km, quần thể hơn 5.000ha này tọa lại tại Hà Nam, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch tâm linh độc đáo và đáng nhớ.
Theo thông tin từ UBND TP Phú Quốc, vào ngày 14 tháng 2 tới, dự kiến sẽ có một tàu du lịch biển chở khoảng 2.000 du khách nước ngoài cập bến Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc.
Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, không chỉ là trung tâm kinh tế sôi động mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại. Nếu bạn chỉ có 3 ngày 2 đêm để khám phá thành phố này, đừng lo lắng, vẫn có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.
Giữa lòng thành phố Đà Nẵng, trên núi Kim Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, ẩn mình một ngôi chùa cổ kính, uy nghiêm, mang vẻ đẹp yên bình và thanh tịnh đến lạ thường. Đó chính là chùa Quán Thế Âm, một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp này.
Đà Nẵng không chỉ có những cây cầu lung linh hay bãi biển trải dài cát trắng. Nếu bạn muốn "trốn" khỏi sự ồn ào và tìm kiếm những góc "sống ảo" độc đáo, Đà Nẵng còn ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ đấy!
Bắc Ninh, vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những làn điệu quan họ ngọt ngào, mà còn là nơi hội tụ của những lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Phú Quốc không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ mà còn níu chân du khách bởi những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện qua các lễ hội sôi động, đầy màu sắc.
Quảng Ninh, vùng đất không chỉ nổi tiếng với Vịnh Hạ Long kỳ vĩ mà còn là nơi hội tụ của nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái, cầu bình an.
Đà Nẵng, thành phố biển xinh đẹp không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bãi biển trải dài cát trắng, mà còn hấp dẫn bởi những lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hóa địa phương.
Sài Gòn hoa lệ không chỉ nổi tiếng với sự năng động, hiện đại mà còn ẩn chứa những không gian thanh bình, yên tĩnh hiếm có. Đó chính là những ngôi chùa cổ kính, nơi tâm hồn được thư thái, an yên giữa lòng phố thị ồn ào.
Đà Nẵng, thành phố biển xinh đẹp không chỉ nổi tiếng với những bãi biển trải dài cát trắng, những cây cầu kỳ vĩ, mà còn được biết đến với những ngôi chùa linh thiêng, mang đậm giá trị văn hóa và tâm linh.
Ngày 7/2, làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế tưng bừng khai mạc hội vật truyền thống đầu xuân. Hàng ngàn người dân và du khách nô nức đổ về, hòa mình vào không khí sôi động của giải đấu võ thuật đặc sắc, nơi tinh thần thượng võ và bản sắc văn hóa dân gian được thể hiện trọn vẹn.
Hà Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn níu chân du khách bởi những lễ hội truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Chùa cổ Vĩnh Phúc, với hơn 300 năm tuổi, nổi bật bởi kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Không chỉ là một công trình tâm linh linh thiêng, ngôi chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh bề dày lịch sử và văn hóa của vùng đất này.
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Các lễ hội ở Ninh Bình không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân, mà còn là cơ hội để du khách khám phá những nét văn hóa độc đáo.
Nếu có dịp đến với mảnh đất Tây Bắc vào khoảng tháng 3 hàng năm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt sắc của hoa ban, loài hoa đặc trưng của núi rừng nơi đây. Và một trong những trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ, đó chính là tham gia lễ hội Hoa Ban.
Mỗi dịp xuân về, Bắc Ninh - vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến lại rộn ràng chào đón du khách thập phương đổ về trẩy hội Lim. Không chỉ là dịp để cầu may mắn, bình an cho năm mới, Hội Lim còn là cơ hội để khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc.
Hội Gióng, một trong những lễ hội truyền thống lâu đời và lớn nhất Việt Nam, không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ và tôn vinh Thánh Gióng mà còn là cơ hội để du khách khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo, hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.