Miếu bà Phi Yến: Truyền thuyết và sự thật về ngôi miếu thiêng nổi tiếng Côn Đảo
14/10/2024
Tọa lạc tại Côn Đảo, An Sơn Miếu, hay còn được biết đến với cái tên gần gũi Miếu Bà Phi Yến, là nơi người dân địa phương lập nên để tưởng nhớ và tri ân bà Hoàng Phi Yến - một người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng vị tha, thứ phi của vua Gia Long (Nguyễn Ánh).
Bà Phi Yến là ai ?
Bà Hoàng Phi Yến - một người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng vị tha, thứ phi của vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Truyền thuyết kể rằng, năm 1783, trong lúc chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn, vua Nguyễn Ánh cùng gia quyến và binh lính đã đến Côn Đảo. Tại đây, ông có ý định cầu viện quân Pháp và thậm chí gửi con trai là hoàng tử Cải sang làm con tin.
Thứ phi Hoàng Phi Yến, một người phụ nữ thông minh và yêu nước, đã hết lời can ngăn chồng. Bà cho rằng việc cầu viện ngoại bang là "cõng rắn cắn gà nhà", dù có thể chiến thắng quân Tây Sơn nhưng sẽ để lại hậu quả khó lường cho đất nước về sau.
Tuy nhiên, lời can gián thẳng thắn của bà Phi Yến lại khiến vua Nguyễn Ánh nổi giận. Ông nghi ngờ bà thông đồng với quân Tây Sơn và ra lệnh xử tử bà.
Dù phẫn nộ, nhưng nhờ lời can gián của quan đô đốc Ngọc Lân, vua Nguyễn Ánh đã không xử tử bà Phi Yến. Ông cho rằng hoàng tử Hội An còn quá nhỏ, nếu mất mẹ sẽ rất tội nghiệp. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn quyết định đày bà vào một hang đá trên núi, nay được gọi là Hòn Bà (Côn Đảo). Ông chỉ để lại cho bà một ít bánh nếp, một chum nước rồi lấp kín cửa hang.
Không lâu sau, quân Tây Sơn tấn công Côn Đảo. Nguyễn Ánh vội vã cùng tùy tùng bỏ chạy ra đảo Phú Quốc, bỏ mặc bà Phi Yến trong hang đá. Khi lên thuyền, hoàng tử Hội An không thấy mẹ đâu liền khóc lóc, van xin vua cha tha thứ cho mẹ và đưa mẹ đi cùng. Trong cơn giận dữ và sợ hãi quân Tây Sơn đuổi kịp, Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm ném đứa con thơ dại của mình xuống biển.
Thi hài hoàng tử Hội An sau đó dạt vào bãi san hô và được người dân làng Cỏ Ống chôn cất, lập miếu thờ tại khu rừng bên Bãi Đầm Trầu (Côn Đảo).
Sau khi chúa Nguyễn Ánh rời đi, người dân đã giải cứu bà Phi Yến khỏi hang đá và cho bà biết về cái chết của hoàng tử Cải. Thương cảm trước tình cảnh của bà, dân làng đã dựng một ngôi nhà nhỏ bên mộ hoàng tử để bà tiện bề hương khói cho con. Vì tên tục của bà là Lê Thị Dăm, còn tên riêng của hoàng tử Hội An là Cải, nên mới có câu ca dao: "Gió đưa cây Cải về trời / Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay".
Vào rằm tháng bảy năm 1785, làng An Hải tổ chức đàn chay lớn và mời bà Phi Yến đến tham dự. Nổi tiếng là người tài sắc vẹn toàn, bà Phi Yến năm ấy mới 24 tuổi, nhan sắc trẻ trung khiến tên đồ tể Biện Thi nảy sinh tà niệm. Đêm đến, hắn lẻn vào phòng bà định giở trò đồi bại, nhưng bà đã phát hiện và kêu cứu. Quá xấu hổ và tủi nhục, bà Phi Yến đã chặt đứt cánh tay bị tên đồ tể chạm vào, rồi tự vẫn để bảo toàn danh tiết.
Xót thương trước cái chết oan uổng của bà Phi Yến, người dân làng An Hải và Cỏ Ống đã trừng trị tên đồ tể Biện Thi, đồng thời lập nên An Sơn Miếu (hay còn gọi là Miếu Bà Phi Yến) để tưởng nhớ và thờ cúng bà cùng hoàng tử Cải. Người dân địa phương kể lại rằng, bà Phi Yến và hoàng tử Cải đã nhiều lần hiển linh giúp đỡ dân làng, báo trước những điềm lành, dữ. Chính vì vậy, ngôi miếu này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân Côn Đảo. Dù bị tàn phá trong thời kỳ Pháp thuộc, miếu đã được người dân xây dựng lại khang trang hơn sau này.
Ngày 25/10/2005, An Sơn Miếu (Miếu Bà Phi Yến) Côn Đảo đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, cần được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử.
Câu chuyện về Hoàng phi Phi Yến và Hoàng tử Cải chỉ là truyền thuyết?
Truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải tuy được lưu truyền rộng rãi ở Côn Đảo, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là một câu chuyện dân gian, không có bằng chứng lịch sử xác thực. Có nhiều yếu tố khiến họ đưa ra kết luận này.
Truyền thuyết dân gian kể rằng, trong thời gian lánh nạn tại Côn Đảo (1783), chúa Nguyễn Ánh đã quyết định đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc chúa trừng phạt bà Phi Yến và hoàng tử Cải.
Tuy nhiên, sử sách ghi chép lại sự việc hoàn toàn khác. Theo Đại Nam thực lục (trang 218), sau khi thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn tại Côn Đảo, chúa Nguyễn Ánh mới gặp giám mục Bá Đa Lộc và bàn bạc về việc cầu viện nước Pháp. Điều này cho thấy truyền thuyết có sự sai lệch so với thực tế lịch sử.
Lịch sử chính thống không hề ghi chép về một bà phi nào tên là Răm hay hoàng tử nào tên là Cải. Khi Nguyễn Ánh đến Côn Đảo năm 1783, hoàng tử Cảnh mới chỉ 3 tuổi (sinh năm 1780). Người em trai của hoàng tử Cảnh là hoàng tử Hy (sinh năm 1782) cũng chỉ mới 1 tuổi. Như vậy, trong giai đoạn 1780-1783, hoàng tử Cảnh là con trưởng và mới lên 3, còn hoàng tử Hy mới 1 tuổi, không có chỗ nào cho sự tồn tại của một hoàng tử Cải.
Ngoài ra, sử sách còn ghi nhận một hoàng tử khác là hoàng tử Tuấn, cũng mất sớm trước năm 1802, nhưng không rõ năm sinh năm mất. Tất cả những điều này càng khẳng định thêm rằng nhân vật hoàng tử Cải trong truyền thuyết không có thật trong lịch sử.
Câu chuyện về bà thứ phi Lê Thị Răm và hoàng tử Cải là một ví dụ điển hình cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa truyền thuyết dân gian và ghi chép lịch sử. Dù không có bằng chứng lịch sử xác thực, câu chuyện này vẫn sống động trong tâm thức người dân Côn Đảo, bất kể thực tế lịch sử ra sao.
An Sơn Miếu – Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi tới Côn Đảo
An Sơn Miếu ban đầu được người dân địa phương xây dựng vào năm 1785. Tuy nhiên, đến năm 1861, khi thực dân Pháp chiếm đóng Côn Đảo và buộc người dân phải di dời vào đất liền, ngôi miếu đã bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1958, người dân Côn Đảo mới có dịp trở về và cùng nhau xây dựng lại An Sơn Miếu khang trang hơn, tiếp tục hương khói thờ phụng bà Phi Yến cho đến ngày nay.
An Sơn Miếu (Miếu Bà Phi Yến) tọa lạc trên khuôn viên rộng khoảng 4.200m2, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống hình chữ Nhất. Ngay trước miếu có một tấm bia đá khắc ghi câu chuyện về bà Phi Yến và hoàng tử Cải, hai nhân vật được người dân Côn Đảo vô cùng kính trọng.
Bao quanh miếu là những hàng cây xanh tươi tốt, tạo nên không gian yên bình, tĩnh lặng. Nổi bật trong số đó là những cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi, mỗi khi vào mùa trổ hoa kết trái, hương thơm dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian miếu.
Bước vào miếu, du khách sẽ đi qua khoảng sân rộng lát xi măng, tiếp đến là hồ nước hình tròn với hòn non bộ ở giữa, mô phỏng hang đá nơi bà Phi Yến từng bị chúa Nguyễn Ánh giam cầm. Đi qua hồ nước, bạn sẽ thấy bàn thờ nghi ngút khói hương và cột cờ ngũ sắc được dựng đối diện, thể hiện quan niệm âm dương ngũ hành trong tín ngưỡng dân gian.
Trước chính điện của An Sơn Miếu (Miếu Bà Phi Yến) có những hàng ghế đá dành cho du khách nghỉ chân. Giữa sân là một lư hương lớn để du khách thắp hương cầu bình an, may mắn. Kiến trúc miếu mang đậm nét truyền thống Việt Nam với mái ngói cong vút và cổng tam quan. Trên cổng chính có treo tấm hoành phi đề ba chữ Hán "An Sơn Miếu".
Bên trong chính điện, ngoài bức tượng thờ bà Phi Yến, miếu còn thờ đô đốc Ngọc Lân và các vị thần Phật giáo khác. Không gian bên trong miếu khá đơn giản nhưng toát lên vẻ linh thiêng, tĩnh lặng với những bức hoành phi được chạm khắc tinh xảo, quanh năm nghi ngút khói hương. Lễ vật dâng cúng hàng ngày thường là hoa quả tươi, vào các ngày rằm, mùng một hay lễ Tết, người dân sẽ dâng thêm các món chay.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Kinh nghiệm thuê xe máy tại Huế là một trong những điều mà bạn cần phải lưu ngay khi lên kế hoạch vi vu cố đô để tránh những điều không đáng có khi thuê xe máy nhé. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn.
Bình Thuận là một tỉnh ven biển nằm ở miền Trung Việt Nam, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, bãi biển đẹp, nền văn hóa đa dạng và những món ăn đặc sản hấp dẫn. Tuy nhiên, một câu hỏi mà không ít người thắc mắc là: "Tên gọi của Bình Thuận có ý nghĩa gì đặc biệt?"
Biển Châu Tân - điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ, bình yên của thiên nhiên. Dù không có các khu resort sang trọng hay các dịch vụ du lịch hiện đại, nhưng chính sự mộc mạc và giản dị này là điều khiến biển Châu Tân trở thành một thiên đường bình yên giữa lòng Quảng Ngãi.
Trà Vinh nổi tiếng với những ngôi chùa độc đáo của người Khmer, trong đó Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất miền Tây Nam Bộ, nổi bật với kiến trúc đặc sắc và không gian tôn nghiêm.
Phú Quý, hòn đảo xinh đẹp thuộc Bình Thuận, nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ và thiên đường ẩm thực với vô vàn món ngon, độc đáo. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá hòn đảo này, đừng bỏ qua danh sách 6 quán ăn ngon - bổ - rẻ được dân bản địa truyền tai nhau dưới đây.
Với gần 300 năm lịch sử, Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi cổ tự lâu đời nhất ở miền Tây, mang đậm dấu ấn văn hóa và tín ngưỡng của vùng đất này. Gắn liền với giai thoại về vua Gia Long, nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh, mà còn là một di sản lịch sử quý giá.
Núi Tà Cú, một ngọn núi hùng vĩ tọa lạc tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và hệ thống chùa chiền cổ kính mà còn thu hút du khách bởi cái tên độc đáo của nó. Vậy tại sao ngọn núi này lại mang tên "Tà Cú"?
Nhà thờ tộc Trần Hội An là điểm đến nổi bật tại Hội An, gây ấn tượng với kiến trúc nhà vườn cổ kính và cách bài trí tinh tế. Những hiện vật quý giá được lưu giữ nguyên vẹn, từng chi tiết chạm khắc tỉ mỉ, tất cả tạo nên vẻ đẹp trầm mặc và thiêng liêng của một di sản văn hóa.
Cần Thơ, thủ phủ miền Tây sông nước. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ngay giữa lòng thành phố sôi động này lại có một bãi biển nhân tạo độc đáo, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và mới lạ.
Mũi Né, viên ngọc quý của du lịch Bình Thuận, từ lâu nổi tiếng với những đồi cát trắng mịn, bãi biển xanh biếc và làng chài yên bình. Nhưng Mũi Né không chỉ có vậy! Năm 2025, hãy cùng khám phá những địa điểm siêu “hot”, những trải nghiệm độc đáo mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến với "thiên đường biển" này.
Núi Bà Đen - "nóc nhà Nam Bộ" - không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn thu hút du khách với hệ thống cáp treo hiện đại, giúp hành trình lên đỉnh núi trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Mỗi mùa ở Quảng Ngãi đều mang một vẻ đẹp riêng, với những trải nghiệm và món ăn đặc trưng. Vậy du lịch Quảng Ngãi theo từng mùa nên đi đâu, ăn gì để trọn vẹn trải nghiệm? Cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.
Cố đô Hoa Lư, kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam, không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là một quần thể kiến trúc độc đáo.
Được chế biến từ những củ tỏi nổi tiếng của huyện đảo Lý Sơn - "vương quốc tỏi" của Việt Nam - gỏi tỏi không chỉ đơn giản là một món ăn mà còn là một phần trong văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng đất này.
Phú Yên, mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh", không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Đến với Phú Yên, du khách sẽ có cơ hội khám phá những di sản văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc của vùng đất này.
Bảo tàng Quang Trung - một trong những điểm đến hàng đầu của du khách nếu muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
Viện Hải dương học Nha Trang không chỉ là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học lâu đời nhất tại Việt Nam, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ yêu thích khám phá đại dương và tìm kiếm những góc sống ảo tuyệt đẹp.
Hậu Giang, vùng đất trù phú của miền Tây sông nước, không chỉ nổi tiếng với những dòng kênh xanh mát, những vườn cây ăn trái sum suê mà còn được biết đến với cánh đồng Khóm Cầu Đúc vàng rực, trải dài bất tận. Hãy cùng khám phá "bức tranh" vàng rực này và những điều thú vị xung quanh nó.
Có nhiều du khách không biết mua trà cung đình Huế ở đâu ngon, chuẩn bị nhất. Dưới đây là danh sách các cửa hàng chuyên bán trà cung đình Huế chất lượng, thơm ngon tại cố đô.
Tuy Hòa, Phú Yên, nổi tiếng là thiên đường ẩm thực với vô vàn món ngon hấp dẫn. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá ẩm thực Tuy Hòa, hãy cùng khám phá những món ăn đặc sản và địa chỉ quán ăn được người dân địa phương yêu thích nhất.
Đảo Ngọc Vừng, một viên ngọc thô ẩn mình giữa huyện Vân Đồn, đang dần trở thành điểm đến "hot" cho những tín đồ yêu thích sự hoang sơ và bình yên. Không ồn ào, náo nhiệt như Cô Tô hay Quan Lạn, Ngọc Vừng mang đến một trải nghiệm camping hoàn toàn khác biệt tại vùng đất mỏ.