Cẩm nang du lịch

Am Chúa Nha Trang - Di tích nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam
Mục lục
Tìm về những điểm du lịch tâm linh khi đến Nha Trang, mọi người thường tìm đến Long Sơn Tự, Trúc Lâm Tịnh Viện. Mặc dù vậy, trong đời sống tâm linh, Am Chúa Nha Trang là một trong những không gian lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người dân Khánh Hòa và các vùng lân cận.

Am Chúa Nha Trang nằm ở đâu?

Am Chúa Nha Trang là nơi thờ Bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu (Po Nagar) nằm trên núi Đại An (núi Dưa), thuộc thôn Đại Điền Trung – xã Diên Điền – Huyện Diên Khánh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 25 km về hướng Tây Nam.

Am Chúa Nha Trang nằm trên núi Đại An, huyện Diên Khánh (Ảnh: Thích Nguyên)

Am Chúa Nha Trang nằm trên núi Đại An, huyện Diên Khánh (Ảnh: Thích Nguyên)

Đường đi đến Am Chúa Nha Trang từ trung tâm thành phố Nha Trang khá dễ dàng, du khách di chuyển từ trung tâm thành phố theo đường 23/10 hướng từ ga Nha Trang lên huyện Diên Khánh. Hoặc du khách cũng có thể đi theo Quốc lộ 1C hay Quốc lộ 1A khoảng 10 km đến chợ Tân Đức. Từ chợ Tân Đức đến Am Chúa Nha Trang chỉ khoảng 5 km theo bảng chỉ dẫn. Đoạn đường này đi qua cánh đồng lúa, trong quá trình di chuyển, du khách có thể ngắm nhìn cảnh cánh đồng lúa, cảnh sơn thủy hữu tình và tận hưởng không khí trong lành của hương đồng gió nội. Đi qua cánh đồng, đến chân núi Đại An, sau khi gửi xe du khách đi bộ lên Am chúa.

Nguồn gốc lịch sử và truyền thuyết về Am Chúa

Theo những ghi chép trong Am Chúa Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Núi Đại Điền" hay còn gọi là núi Chủ Sơn, cách huyện Phước Điền 11 dặm về phía Bắc, có chu vi hơn trăm dặm với thế núi cao. Tương truyền, Am Chúa chính là nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na được sinh ra và lớn lên ở đây – Bà được coi là Mẹ xứ sở  vì đã có công khai sáng và truyền dạy cách làm ăn, sinh sống cho dân chúng. Xưa kia, nơi đây cây cối rậm rạp, thường xuyên có ánh sáng thiên chiếu xuống nhưng cấm mọi người vào núi kiếm củi. Đến năm Tự Đức thứ 3 nơi đây được đổi tên thành Am Chúa như ngày nay và chép vào điện thờ. Không chỉ có cảnh sắc đẹp, sơn thủy hữu tình, Am Chúa còn có thế đất “Tiền thủy, hậu sơn” còn rất hợp phong thủy. Khi đến Am Chúa Nha Trang, con người như được thoát khỏi những muộn phiền của trốn trần tục.

Đường lên Am Chúa (Ảnh: Phương Linh)

Đường lên Am Chúa (Ảnh: Phương Linh)

Theo tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục của người Chăm thờ Bà Ponagar. Nói cách khác, sau khi người Việt đến đây định cư đã Việt hóa tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm ở đây bằng truyền thuyết hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hóa tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang. Đến nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” thể hiện mối liên hệ giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.

Thánh Mẫu Thiên Y A Na có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Chăm cũng như người Việt ở vùng Nam Trung Bộ. Tương truyền, Bà thường hiển linh cứu giúp dân chúng, dạy dân trồng lúa, dệt vải, làm gốm và chữa bệnh,… Ngoài ra, Bà còn là vị phúc thần luôn phù hộ cho người dân buôn may bán đắt, bình an, mùa màng bội thu, … Do đó, hai di tích lịch sử Am Chúa và Tháp Bà Ponagar có vị trí vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Khánh Hòa và vung Nam Trung Bộ. Không những có mối liên hệ với nhau, mỗi di tích lại chứa đựng những giá trị vật thể và phi vật thể riêng biệt của mình. Những điều này được thể hiện qua các nhân vật được nhân dân thờ phụng, các nghi thức thờ phụng, cúng tế, các vật phẩm khi cúng tế, các truyền thuyết hay phong tục trong tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Theo truyền thuyết, ngày 01 tháng 03 (âm lịch) là ngày Bà Mẹ hiển nhân tại Am Chúa, ngày 23 tháng 03 (âm lịch) là ngày Thiên Y A Na Thánh Mẫu hóa tại Tháp bà Ponagar. Nơi Thánh Mẫu Thiên Y A Na sinh và hóa là hai di tích lịch sử linh thiêng và đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm và nhân dân trong vùng.

Ngày 01/03 (âm lịch) hàng năm, người dân tổ chức lễ hội mừng Thiên Y Thánh Mẫu hiển nhân (Ảnh: Phương Linh)

Ngày 01/03 (âm lịch) hàng năm, người dân tổ chức lễ hội mừng Thiên Y Thánh Mẫu hiển nhân (Ảnh: Phương Linh)

Theo nội dung được khắc trên bia đá từ năm 1865 ở Tháp Bà Ponagar, nơi sinh và tuổi thơ của Bà Ponagar chính là ở Am Chúa, núi Đại An ngày nay, còn Tháp Bà Ponagar ở chân cầu Xóm Bóng trên đường 2/4 là nơi bà hiển thánh và trở thành nơi thờ tự bà. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác Am Chúa được xây dựng từ thời gian nào nhưng trải qua nhiều lần được trùng tu, đến nay Am Chúa đã được xây dựng khang trang và là điểm đến tâm linh thu hút người dân và du khách đến chiêm bái, vãn cảnh.

Với sự giao thoa văn hóa cũng như trong đời sống tín ngưỡng của người Việt và người Chăm, nhiều yếu tố trong văn hóa, đối tượng thờ cúng, … của người Chăm cũng được pha trộn với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Điều này đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa tín ngưỡng tại Tháp Bà Ponagar do người Chăm xây dựng. Ngược lại, Am Chúa Nha Trang được người Việt xây dựng để thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y. Do đó, điều này góp phần tạo nên nét thuần Việt trong văn hóa tín ngưỡng cũng như đối tượng thờ cúng ở đây. Nhưng cả hai di tích đều có điểm chung, giao thoa  với nhau trong tín ngưỡng thờ Mẹ - Mẫu Thiên Y A Na, người dạy nghề, che chở và phù hộ nhân dân.

Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, Am Chúa còn là một phần của lịch sử khi trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Phú Khánh, nay là Khánh Hòa. Những dấu tích của hai cuộc kháng chiến vẫn còn, đó là những lô cốt, những giao thông hào bằng đá do Pháp xây dựng. Ngoài ra, trước sân Am Chúa có cây Mã Tiền có tuổi đời đến 350 năm, đây chính là cột cờ để khơi dậy lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân cùng nhau đứng lên chống giặc ngoại xâm. Mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, năm 1999 Am Chúa đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Kiến trúc của Am Chúa Nha Trang

Am Chúa Nha Trang mang kiến trúc độc đáo, hòa quyện giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc của người Việt và người Chăm thể hiện sự giao thoa văn hóa cùng với bầu không khí thanh tịnh và linh thiêng. Am Chúa gồm có các phần:

Cổng tam quan là cổng chính dẫn vào Am Chúa với đôi rồng chầu hai bên

Cổng tam quan là cổng chính dẫn vào Am Chúa với đôi rồng chầu hai bên

Cổng tam quan là cổng chính dẫn vào Am Chúa, được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống của người Việt với mái cong cong hình vòm, trang trí các họa tiết rồng phượng tinh xảo mang nét đặc trưng của văn hóa kiến trúc đền chùa của Việt. Từ chân núi Đại An, để đến được cổng tam quan, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc tam cấp bằng đá hoa cương như để thể hiện lòng thành kính của mình với Thiên Y Thánh mẫu và các vị thân linh. Bước qua cổng Tam quan là đôi rồng bằng đá uy nghi và sống động.

Mộ ông bà Tiều: Tương truyền, ông bà Tiều sống ở núi Đại An (Am Chúa ngày nay) chính là người nuôi dưỡng Thiên Y Thánh Mẫu. Nằm bên trái Tam quan, là nơi an nghỉ của ông bà Tiều. Để tưởng nhớ công ơn của ông bà Tiều, người Chăm đã xây dựng Tháp Bà Ponagar trên đồi Cù Lao, thờ phụng họ như những vị thần bảo hộ cho vùng đất Kauthara (Khánh Hòa ngày nay).Bia ký: Ghi chép lịch sử hình thành và phát triển của Am Chúa.

Miếu Sơn Lâm: Nơi thờ cúng các vị thần linh cai quản núi rừng.

Miếu Ngũ hành: Thờ cúng Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Chính điện Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu

Chính điện Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu

Chính điện: Đây là nơi thờ tự chính của Am Chúa, là một tòa nhà nguy nga, tráng lệ với mái ngói cong cong, lợp ngói âm dương. Bên trong chính điện có khám thờ Bà Thiên Y A Na, cùng các tượng Phật và các vị thần khác. Ở gian bái đường có đôi câu đối kể sự tích Thiên Y Thánh Mẫu bằng chữ Hán. Ở giữa gian chính điện là tượng thờ của Thánh Mẫu cao khoảng 1m được làm bằng đất nung , bên hữu là ban thờ cô (Công chúa Quý là con gái Thánh Mẫu) gồm sáu vị Tiên cô và mười hai Tiên Nương; bên tả là bàn thờ cậu (Hoàng tử Trí là con trai Thánh Mẫu) gồm bốn vị Thái tử và mười hai hành khiển.

Ngoài ra, ở đây còn có sắc phong của Vua Tự Đức từ thời nhà Nguyễn dành cho Bà Thiên Y A Na với tựa “Hồng Nhơn phổ tế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần” - điều này thể hiện giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt của Thiên Y Thánh Mẫu dưới triều Nhà Nguyễn.

Nhìn chung, kiến trúc Am Chúa sử dụng các vật liệu truyền thống như: Gỗ, đá, ngói,... Những vật liệu này tạo nên sự gần gũi, mộc mạc và mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt. Đồng thời, các họa tiết trang trí trên các công trình kiến trúc của Am Chúa rất tinh xảo với các họa tiết rồng phượng, hoa văn, chữ Hán,... tạo nên vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy của một công trình văn hóa linh thiêng.

Lễ tế tại chính điện Am Chúa Nha Trang

Lễ tế tại chính điện Am Chúa Nha Trang

Với đặc trưng của một không gian văn hóa tâm linh, Am Chúa có không gian thanh tịnh khi nằm trên sườn núi, được bao phủ bở cây cối xanh mát càng tăng thêm sự thanh tịnh, yên bình, rất thích hợp cho du khách đến tham quan, cầu bình an và cầu tài lộc.

Ngoài ra, Am Chúa còn có hệ thống tượng Phật và các vị thần mang đậm nét văn hóa thờ thần của người Việt. Điều này thể hiện sự đa dạng trong tín ngưỡng của người dân địa phương.

Có thể nói, kiến trúc Am Chúa Nha Trang là sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, tạo nên một không gian tâm linh linh thiêng, có cảnh quan đẹp thu hút đông du khách và nhân dân đến chiêm bái. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và cầu bình an, tài lộc.

Lễ hội Am Chúa hằng năm

Lễ hội Am Chúa, còn được gọi là lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu, là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất tại Nha Trang, Khánh Hòa. Lễ hội diễn ra vào từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm ngày Thánh Mẫu hiển nhân tại Am Chúa trên núi Đại An nơi người được sinh ra và lớn lên nhằm tỏ lòng biết ơn đối với công đức của Thiên Y A Na và cầu mong những điều tốt đẹp cho quốc thái dân an. Lễ hội Am Chúa Nha Trang mang đậm nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Khánh Hòa, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Lê hôi Am Chúa là dịp để du khách khắp nơi hành hương về dâng lễ Thánh Mẫu

Lê hôi Am Chúa là dịp để du khách khắp nơi hành hương về dâng lễ Thánh Mẫu

Lễ hội Am Chúa diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người dân Khánh Hòa. Các hoạt động chính trong lễ hội bao gồm:

Lễ tế cổ truyền: Lễ tế được tổ chức long trọng với sự tham gia của các chức sắc trong làng và đông đảo du khách. Lễ tế thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Thiên Y A Na.

Lễ dâng hương: Du khách đến tham dự lễ hội có thể dâng hương tại đền thờ Am Chúa, miếu Bà Chúa Xứ, miếu Ngũ Hành và giếng Tiên.

Biểu diễn hát văn, múa bóng: Các tiết mục hát văn, múa bóng được biểu diễn bởi các nghệ nhân tài năng, mang đến cho du khách những giây phút thưởng thức văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Các hoạt động trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong lễ hội Am Chúa

Các hoạt động trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trong lễ hội Am Chúa

Các hoạt động vui chơi giải trí: Lễ hội còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí dành cho du khách như: thi nấu cỗ, kéo co, chèo thuyền,...

Hàng năm, vào dịp lễ hội Am Chúa, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu và các vị thần linh. Trong đó có một bộ phận rất đông người Chăm với trang phục lộng lẫy nhiều màu sắc mang đặc trưng của người Chăm hành hương về đây dâng lễ và tưởng nhớ vị thần trong văn hóa tâm linh của dân tộc mình. Lễ hội không chỉ là nơi để du khách cầu mong những điều tốt đẹp mà còn là dịp để du khách tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người dân Khánh Hòa.

Khắc Tiến , 10:46 15/05/2024

Review chi tiết Thác Lựng Xanh: Kinh nghiệm du lịch tự túc từ A-Z

Giữa lòng Quảng Ninh, nơi núi non hùng vĩ và thiên nhiên tươi đẹp giao hòa, Thác Lựng Xanh hiện lên như một viên ngọc quý ẩn mình giữa rừng xanh. Dòng thác trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến lòng người say đắm.

Động Ngườm Ngao: Thiên đường thạch nhũ giữa núi rừng Cao Bằng

Giữa núi rừng hùng vĩ của Cao Bằng, Động Ngườm Ngao hiện lên như một tuyệt tác nghệ thuật được thiên nhiên dày công tạo tác qua hàng triệu năm.

Khách ngoại tấp nập đổ bộ Phú Quốc dịp nghỉ lễ 2/9

Chỉ tính riêng ngày 1/9, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã đón tiếp khoảng 36 chuyến bay, mang theo du khách từ khắp mọi miền đất nước và quốc tế đến khám phá đảo ngọc Phú Quốc. Trong đó, khách quốc tế chiếm đa số.

Vịnh Vũng Rô: Khám phá nơi sơn thủy hữu tình giữa lòng Phú Yên

Vịnh Vũng Rô, một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, Vũng Rô hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 6/9/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Sài Gòn - Phú Quốc ngày 6/9/2024

Cập nhật mới nhất giá vé máy bay Phú Quốc từ Sài Gòn một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Doanh thu du lịch TP HCM dịp lễ 2/9 đạt gần 3.000 tỷ đồng

Theo ước tính, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9, TP HCM đón khoảng 980.000 lượt, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.

Du lịch Nha Trang, Măng Đen "đại thắng" dịp lễ 2/9

Du lịch Nha Trang đón lượng khách ấn tượng với 578.219 lượt dù không phải mùa cao điểm. Măng Đen (Kon Tum) cũng đón lượng khách vượt dự kiến.

Hòn Nưa - Phú Yên: Khám phá "chú khủng long khổng lồ" giữa biển khơi

Hòn Nưa, hòn đảo nhỏ tựa như một chú khủng long khổng lồ canh giữ viên ngọc bích Vũng Rô của Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và hệ sinh thái biển phong phú, Hòn Nưa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm.

Hòn Chùa - Phú Yên: Khám phá điểm đến mới lạ cho những tâm hồn yêu biển

Hòn Chùa, một hòn đảo nhỏ của huyện Tuy An - Phú Yên. Với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình và hệ sinh thái biển phong phú, Hòn Chùa đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích khám phá và trải nghiệm.

Mũi Đại Lãnh - Phú Yên: Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam

Mũi Đại Lãnh (hay còn gọi là Mũi Điện), cực Đông của Tổ quốc, một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên, cũng như trải nghiệm cảm giác đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Cù Lao Mái Nhà - Phú Yên: Khám phá "đảo Robinson" của Việt Nam

Cù Lao Mái Nhà, một hòn đảo hoang sơ và thơ mộng, được ví như "đảo Robinson" của Việt Nam thuộc tỉnh Phú Yên. Hãy đến và khám phá những điều tuyệt vời của nơi đây nhé!.

Làng nón Phú Cam: "Điểm nhấn" văn hóa của xứ Huế mộng mơ

Đến làng nón Phú Cam bạn sẽ được chứng kiến quy trình làm nón lá tỉ mỉ, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu trang trí, và tận tay chạm vào những chiếc nón lá mềm mại, mang đậm hồn quê.

Niết Bàn Tịnh Xá – “Nốt trầm xao xuyến” của thành phố biển Vũng Tàu

Niết Bàn Tịnh Xá là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất tại Vũng Tàu. Với kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.

Hòn Yến - Phú Yên: Bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ giữa biển khơi

Hòn Yến, một hòn đảo nhỏ mang vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ thuộc huyện Tuy An. Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái biển phong phú và những trải nghiệm thú vị, Hòn Yến đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bãi Xếp Phú Yên: Khám phá "nàng thơ" cùa mảnh đất Phú Yên xinh đẹp

Nằm cách Gành Đá Đĩa chỉ 1km, Bãi Xép tựa như một "nàng thơ" tuyệt mỹ, mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Nơi đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.

Gành Đá Đĩa Phú Yên - Khám phá kiệt tác thiên nhiên kỳ ảo

Gành Đá Đĩa, một trong những kỳ quan địa chất độc đáo và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và những khối đá bazan hình lục giác xếp chồng lên nhau một cách kỳ lạ.

Hồ Biển Lạc Bình Thuận: Viên ngọc ẩn mình giữa đại ngàn

Hồ Biển Lạc, một điểm đến nổi tiếng giữa đại ngàn của Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ và nhiều hoạt động thú vị, nơi đây là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.

Thác trượt Tà Pứa: Tọa độ chill bậc nhất ở Bình Thuận

Thác trượt Tà Pứa, một điểm chill mới cực hot ở Bình Thuận. Với vẻ đẹp hoang sơ và trải nghiệm trượt thác độc đáo, nơi đây thu hút rất đông du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Thành cổ Đồng Hới: Điểm đến không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình

Thành cổ Đồng Hới được biết đến với tên gọi Thành cổ Quảng Bình, một di tích lịch sử quân sự vô cùng giá trị, tọa lạc tại trung tâm thành phố Đồng Hới. Công trình này không chỉ là một chứng nhân lịch sử hào hùng mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách mỗi năm.

Khám phá chợ Đồng Hới: Thiên đường hải sản tươi sống

Chợ Đồng Hới là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Bình. Nằm ngay trung tâm thành phố, chợ không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là một bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân địa phương.