Lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 ở Kinh Môn: rộn ràng sắc xuân, đậm đà bản sắc
06/02/2025
Lễ khai hội xuân Ất Tỵ 2025 tại Kinh Môn là dịp để người dân và du khách chiêm bái, khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích trên địa bàn.
Theo báo Hải Dương, sáng ngày 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại di tích quốc gia đặc biệt An Phụ, thị xã Kinh Môn (Hải Dương) đã long trọng diễn ra lễ khai hội xuân Ất Tỵ năm 2025.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, lãnh đạo thị xã Kinh Môn và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.
Lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 tại Kinh Môn kéo dài trong ba tháng (từ tháng 1 đến tháng 4) và được tổ chức tại các di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh và nhiều di tích khác trên địa bàn thị xã. Trong đó, trọng tâm là quần thể di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng.
Lễ hội năm nay gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.
Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức trang trọng, bao gồm: lễ cầu an tại chùa Tường Vân, liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ người Việt tại Cung Thánh Mẫu, lễ tưởng niệm 774 năm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu tại di tích đền Cao An Phụ, và lễ tưởng niệm 321 năm ngày mất của Thánh tổ Thủy Nguyệt tại chùa Nhẫm Dương.
Phần hội mang đến không khí sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc như kéo co, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu võ thuật, được tổ chức tại các di tích trọng điểm như đền Cao An Phụ, động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương. Ngay sau lễ khai hội, màn tranh tài sôi nổi của hội thi kéo co đã thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của đông đảo người dân và du khách.
Thị xã Kinh Môn từ lâu đã được biết đến là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, địa phương vẫn gìn giữ được kho tàng di sản phong phú với 202 di tích, trong đó có 1 quần thể di tích quốc gia đặc biệt, 15 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 21 di tích cấp tỉnh.
Không chỉ có giá trị văn hóa riêng, quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương còn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi liên kết với các di tích lớn khác như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, khu danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (Hải Phòng), chùa Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)…
Từ năm 2023, UBND thị xã Kinh Môn đã tích cực phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc để trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần nâng cao giá trị di sản và thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh tại Kinh Môn.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa sôi động của Việt Nam mà còn là điểm đến hấp dẫn với vô vàn điều thú vị để khám phá. Nếu bạn chỉ có một ngày để khám phá Sài Gòn, bạn vẫn có thể trải nghiệm được những điểm đến đặc sắc nhất của thành phố này.
Mỗi độ xuân về, người dân lại có phong tục đi chùa cầu bình an, may mắn cho một năm mới. TP.HCM, không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, mà còn là nơi tập trung nhiều ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du xuân đầu năm.
Chào xuân Ất Tỵ, Lễ khai hội Xuân Yên Tử 2025 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 7/2/2025 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng) tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Quảng Ninh và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế. Bên cạnh đó, Đà Nẵng và Kiên Giang cũng là hai địa phương có doanh thu từ khách du lịch trên đầu người cao nhất.
Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn là nơi tập trung nhiều ngôi chùa linh thiêng, nơi người dân thường đến cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Sáng ngày 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), không khí tại làng Thị Cấm, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) trở nên nhộn nhịp khi hàng nghìn người dân và du khách đổ về tham gia lễ hội kéo lửa, thổi cơm thi, một hoạt động truyền thống đặc sắc đầy hấp dẫn.
Sa Pa, mảnh đất ẩn chứa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của vùng cao Tây Bắc Việt Nam, không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan tuyệt mỹ mà còn bởi những lễ hội truyền thống đặc sắc.
Lễ hội Đền Hùng không chỉ là dịp để mỗi người bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước mà còn là cơ hội để hòa mình vào không gian văn hóa truyền thống độc đáo, tham gia vào những hoạt động lễ hội náo nhiệt và thưởng thức cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Chùa Thầy, hay còn gọi là Thiên Phúc Tự, là một ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng nằm dưới chân núi Sài Sơn, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Hồ Gươm, hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, không chỉ là một thắng cảnh tự nhiên nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội mà còn là một biểu tượng lịch sử, văn hóa sâu sắc của người Việt Nam.
Nhằm thu hút du khách và tạo không khí sôi động chào đón năm mới Ất Tỵ, ngành du lịch Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình tour hấp dẫn, mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước.
Nha Trang, thiên đường du lịch biển với vẻ đẹp quyến rũ, từ lâu đã trở thành điểm đến mơ ước của nhiều du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời, vẫn còn tồn tại những "con sâu làm rầu nồi canh", đó là những quán ăn "chặt chém" khách du lịch.
Với sự đa dạng của 12 dân tộc sinh sống, những lễ hội truyền thống đặc sắc ở Sơn La không chỉ được bảo tồn mà còn ngày càng được phát huy, trở thành niềm tự hào của cộng đồng.
Nha Trang - Khánh Hòa nổi tiếng với bờ biển trải dài cát trắng, làn nước trong xanh và ẩm thực hải sản phong phú. Trong số vô vàn nhà hàng hải sản, "Thanh Sương" là một cái tên đã trở nên quen thuộc và được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, sự nổi tiếng cũng đi kèm với những hệ lụy.
Du xuân tại các lễ hội truyền thống Nam Định, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí rộn ràng đầu năm mà còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa độc đáo của xứ Thành Nam.
Vĩnh Phúc không chỉ hấp dẫn với du lịch hiện đại mà còn cuốn hút bởi những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Tham gia các lễ hội này, du khách không chỉ hòa mình vào không khí sôi động mà còn hiểu sâu hơn về đời sống và tín ngưỡng của người dân địa phương.
Mỗi độ xuân về, khi tiết trời còn se lạnh, lòng người lại rộn ràng hướng về những lễ hội truyền thống, và chùa Bái Đính là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội Miếu Ông Bổn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống và tín ngưỡng của người Hoa tại Bình Dương. Đây không chỉ là dịp bày tỏ lòng thành kính các bậc thánh nhân đã khai thiên lập địa, mà còn để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Chùa Hương, hay còn gọi là Hương Sơn, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam mà còn là một trung tâm Phật giáo quan trọng, thu hút hàng ngàn lượt khách hành hương mỗi năm.