Quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch là gì?

12/06/2024

Điểm du lịch thường có quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Tuy nhiên, điểm du lịch cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định và có quyết định công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thủ tục công nhận điểm du lịch được quy định như thế nào?

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật du lịch năm 2005, trước đây Pháp lệnh Du lịch năm 1999 không nhắc tới vấn đề nêu trên. Luật Du lịch 2017 ra đời đã có những điểm hoàn thiện và cụ thể hơn so với quy định của Luật Du lịch 2005. Về hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch, Khoản 1 Điều 24 Luật Du lịch 2017 quy định: 

“1. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:

  • a) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.”

Luật Du lịch 2017 quy định rõ về Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch phải thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, khác với Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 26 Luật Du lịch 2005.

Mặt khác, do khác nhau về Điều kiện công nhận điểm du lịch dẫn đến Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch cũng có sự khác biệt. Luật Du lịch 2017 không còn quy định về điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương như Luật Du lịch 2005, thay vào đó, trong Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch phải nêu rõ: 

  • Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
  • Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm: Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi; Có điện, nước sạch; Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch; Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm: Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày; Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch; Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;  Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
1-1-1

Khoản 2 Điều 24 Luật Du lịch 2017 quy định Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch:

“a) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch;

  • b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Điểm mới của Luật Du Lịch 2017 đó là quy định rõ ràng, đầy đủ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch. Luật Du lịch 2005 mới chỉ quy định về điều kiện, hồ sơ và thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch theo các cấp độ, thiếu quy định về trình tự, thủ tục công nhận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc công nhận khu du lịch, điểm du lịch khó triển khai trong thời gian qua. Từ những bất cập trên, Luật Du lịch 2017 đã quy định cụ thể chủ thể nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, thẩm định và trình tự, thủ tục công nhận khu, điểm du lịch theo từng cấp độ. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp khu du lịch, điểm du lịch không còn đảm bảo các điều kiện công nhận nhằm bảo đảm các điểm du lịch, khu du lịch phải luôn duy trì các điều kiện đã được quy định trong Luật.

Về thẩm quyền công nhận cũng đã được điều chỉnh, ở Luật Du lịch 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận điểm du lịch quốc gia, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch địa phương, Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố điểm du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố điểm du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận (Điều 27 Luật Du lịch 2005) nhưng theo quy định của Luật Du lịch 2017, UBND tỉnh/thành phố quyết định công nhận điểm du lịch (Điều 24 Luật Du lịch 2017).

Nhìn chung, những điều chỉnh về trình tự, thủ tục, thẩm quyền như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý khu du lịch, điểm du lịch chủ động trong việc lập hồ sơ và tổ chức thẩm định, công nhận điểm du lịch.

Thực hiện biên tập: Cử nhân Luật học Dương Thị Hà Anh

Hiệu đính bởi Luật gia Trần Việt Dũng, Phó Tổng giám đốc Crystal Bay Tourism Group

Luật gia Dzung Tran
Đã kiểm duyệt nội dung này.

Nội dung bài viết và phần liên quan đến khoa học pháp lý được kiểm duyệt bởi ông Dzung Tran, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Du lịch Crystal Bay.

Ông Dzung Tran là Luật gia, tốt nghiệp ngành Luật Hình sự tại Đại học Luật Hà Nội năm 2006, tốt nghiệp ngành Báo in tại Học viện Báo chí năm 2000, nhà sáng lập báo điện tử Người đưa tin (Hội Luật gia Việt Nam), nguyên Tổng biên tập báo điện tử Gia đình Việt Nam.

Xem thêm thông tin >>

ĐỌC TIẾP

Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất, việc thành thạo ngoại ngữ trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với hướng dẫn viên du lịch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch?

Điều kiện công nhận Khu du lịch cấp quốc gia theo Luật Du lịch 2017

Theo Luật Du lịch, việc công nhận Khu du lịch cấp quốc gia không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực, thành tựu của các khu vực này mà còn là cơ sở để nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu du lịch. Vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để được công nhận là Khu du lịch cấp quốc gia?

Khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?

Tại Việt Nam, với nền văn hóa đa dạng và phong cảnh đẹp mắt, du khách quốc tế không chỉ được chào đón nồng nhiệt mà còn cần nắm rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ gì?

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh du lịch lữ hành

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng góp phần quảng bá văn hóa, tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định và thủ tục pháp lý cụ thể.

Luật du lịch quy định như thế nào về kinh doanh vận tải khách du lịch?

Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng cạnh tranh, việc nắm rõ các quy định của Luật du lịch về vận tải khách là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Vậy Luật Du lịch quy định như thế nào về kinh doanh vận tải khách du lịch?

Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành

Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ bảo vệ quyền lợi khách hàng mà còn đảm bảo chất lượng và minh bạch dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sai phạm trong lĩnh vực này. Vậy Chính phủ quy định xử phạt hành chính ra sao khi vi phạm các quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành?

Quy định về cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

Biển hiệu của phương tiện vận tải không chỉ là một yếu tố nhận diện mà còn là bằng chứng pháp lý xác nhận sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Vậy pháp luật quy định thế nào về cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch?

Những điều cần chú ý khi kinh doanh dịch vụ lữ hành

Trong bối cảnh du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng, việc kinh doanh dịch vụ lữ hành không chỉ là một cơ hội hấp dẫn mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành cần chú ý những vấn đề gì?

Quy định về Quy hoạch về du lịch

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các quy định liên quan đến quy hoạch du lịch, nhằm định hình chiến lược phát triển dài hạn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vậy quy hoạch về du lịch được quy định như thế nào?

Bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch được quy định như thế nào?

Chính phủ đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên du lịch, bao gồm các khóa đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo hướng dẫn viên được trang bị đầy đủ kiến thức để phục vụ khách hàng hiệu quả.

So sánh điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch giữa Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch 2017

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Luật Du lịch của Việt Nam đã trải qua sự cập nhật và cải cách qua các năm. Đặc biệt, Luật Du lịch 2017 đã đưa ra những quy định mới và cải tiến so với Luật Du lịch 2005 về điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia

Quản lý khu du lịch quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, các tổ chức quản lý có trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát hoạt động, xử lý vi phạm, duy trì chất lượng dịch vụ và bảo vệ môi trường.. Vậy tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Quy định mới về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia theo Luật Du lịch 2017

Luật Du lịch 2017, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, đã đưa ra một số quy định mới về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển bền vững.

Tìm hiểu về các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia

Quản lý khu du lịch quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc hiểu rõ các loại hình này giúp tối ưu hóa hiệu quả quản lý và phát triển bền vững. Vậy Chính phủ quy định thế nào về các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia?

Luật du lịch quy định như thế nào về khách du lịch?

Luật du lịch không chỉ tạo ra khung pháp lý cho hoạt động du lịch mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vậy Luật du lịch quy định như thế nào về khách du lịch?

Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào?

Bảo vệ môi trường du lịch đang là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển nền du lịch. Môi trường tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển bền vững còn môi trường văn hóa đảm bảo hướng đến sự văn minh. Vậy hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Chính sách phát triển du lịch được quy định như thế nào theo Luật Du lịch?

Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vậy theo Luật Du lịch, Nhà nước đã đưa ra những chính sách gì để phát triển du lịch?

Pháp luật quy định như thế nào về xúc tiến du lịch?

Xúc tiến du lịch được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển ngành du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy, xúc tiến du lịch là gì? Pháp luật quy định như thế nào về xúc tiến du lịch?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch

Trong quá trình hoạt động du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch và không được phép vi phạm pháp luật. Vậy những hành vi nào pháp luật nghiêm cấm trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ và xử lý các sai phạm về hoạt động du lịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Vậy theo quy định, có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch?

Nghề hướng dẫn du lịch đang trở thành nghề hot hiện nay, đi kèm với đó là những sai phạm trong quá trình hành nghề có sự tăng trưởng đáng kể. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch?

Brands/Partner