Khám phá sự kỳ thú của bãi đá Karang Ninh Thuận dưới bàn tay khéo léo của mẹ thiên nhiên
Mục lục
Được hình thành từ hàng triệu năm, bãi đá Karang đã trở thành một trong những điểm dừng chân ấn tượng trong hành trình khám phá du lịch Ninh Thuận. Không chỉ sở hữu nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên mà nơi đây còn được xem là biểu tượng của lịch sử văn hóa đồng bào dân tộc Chăm.
Khi tới thăm bãi san hô hóa thạch này, du khách đã dùng khá nhiều mỹ từ để miêu tả như hùng vĩ, tráng lệ hay khổng lồ. Sở dĩ bãi đá Karang có được sự đánh giá đó là nhờ những giá trị lịch sử vô giá và những nét độc đáo hiếm có. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để tìm hiểu về bãi đá cổ này nhé.
Đôi nét về bãi đá Karang Ninh Thuận
Vị trí: Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Với tổng diện tích lên tới 58.000 m², bãi đá Karang Ninh Thuận nằm ở huyện Ninh Phước, cách quốc lộ 1A 4 km và làng dệt Mỹ nghiệp hơn 1 km.
Bãi đá Karang vừa rộng lớn, vừa hoang sơ nổi bật giữa trời xanh
Bãi đá san hô cổ này vừa hoang sơ lại rất rộng lớn nằm sừng sững giữa mây trời, tạo nên một nét đẹp tráng lệ. Do gắn bó lâu đời với người Chăm nên địa điểm đã trở thành một chứng nhân lịch sử văn hóa có ý nghĩa to lớn đối với địa phương.
Truyền thuyết về bãi đá Karang
Theo lời kể của những cụ già tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, xưa kia nơi này là bờ biển, tại đó có một làng Chăm sinh sống. Hằng năm cộng đồng người Chăm sẽ tổ chức lễ Rija Nagar, được gọi là lễ hội đầu năm mỗi khi trời trở gió Nam. Tục lệ làng cho thấy người dân đều đến đây và mang theo nhiều sản vật bày biện tươm tất ở nơi làm lễ.
Vào đúng lúc tiếng trống Paranưng của ông Maduen, tiếng trống Ginang của ông Taong rộn ràng; cùng ông Bóng (Ka-ing) và bà Bóng (Muk Pajuw) đang múa thay dân giao tiếp với thần linh để cầu một năm mới yên lành thì bỗng nhiên một miệng núi lửa phun trào bao trùm lên nơi này.
Truyền thuyết kể rằng những tảng đá tại bãi Karang giống như những người hoá đá trong tư thế đang làm lễ
Sau khi núi lửa đi qua, tất cả những người dân đang làm lễ đó đã hóa đá và trở thành những hình hài bằng nham thạch với những tư thế đúng như khi đang hành lễ.
Từ câu chuyện xa xưa, giếng nước này vẫn còn trào nước và được khơi dòng chảy thành hồ để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ở đây bà con gọi giếng này là Aia tapai - có nghĩa là “nước cho thỏ uống” bởi lẽ có rất nhiều thỏ rừng sinh sống ở đây, thường đến uống nước khi vào mùa hạn.
Người dân Mỹ Nghiệp vẫn hay thường gọi nơi đó là bãi đá Karang Chaklaing thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước.
Bãi đá Karang được đồn đại đã có từ hàng ngàn năm trước
Khu vực này trước đây cách xa làng nên có ít người ghé qua. Hơn nữa, bởi có vùng rừng um tùm xương rồng và bằng lăng cùng các nhiều loại cây gai, trong khi đất sỏi thì cằn cỗi, khô hạn nên không thể trồng trọt.
Vùng đất này là nơi đi về hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trước năm 1975. Sau khi thống nhất đất nước, làng Mỹ Nghiệp đã mở rộng khu dân cư ra tới gần khu vực bãi đá. Sinh ra và lớn lên ở đây, Tiến sĩ Quảng Đại Tuyên – Giảng viên Khoa Du lịch, trường Đại học Văn Lang – TP Hồ Chí Minh kể lại rằng đã được ba kể cho nghe truyền thuyết về bãi đá có những hình thù kỳ lạ này từ khi còn nhỏ theo ba đi rẫy ngang qua đây.
Lũ trẻ trong làng hồi đó thường xuyên đến để nhặt củi khô, chăn bò và hái trái rừng ăn. Vào mỗi mùa hè, anh cùng bạn bè thường đến đây để cắm trại và tổ chức các hoạt động vui chơi.
Năm 1993, Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã đến đây để khảo sát và đánh giá sơ lược về khu bãi đá này. Theo đó, nơi đây có tuổi đời rất lâu và là dạng công viên địa chất khô hạn hiếm có tại Việt Nam.
Cách đây khoảng 10 năm cũng có một số đơn vị của địa phương đến khảo sát để xây dựng và phát triển du lịch với đề án Công viên khô hạn. Thế nhưng, cũng chưa có động tĩnh gì cho tới bây giờ.
Bãi đá Karang mang một vẻ đẹp kỳ thú và độc lạ
Khi đứng trên núi và phóng tầm mắt ra xa và nhìn xung quanh, sẽ thấy cả vùng đất rộng lớn có nhấp nhô những hình thù trải dài từ sườn đồi xuống phía rừng cây. Trong đó có những tảng đá đứng riêng một mình vươn cao từ 4 đến 5 m và nhìn xa giống như một tháp Chăm ở thời Đông Dương, trong khi đến gần lại giống như người đang ôm trống vỗ dáng mềm mại như người đang múa mặc dù đó là tảng đá xù xì.
Mỗi khi nghe câu chuyện về vùng đất này, người ta cảm thấy tất cả các cụm đá như có linh hồn đang quy tụ vào một không gian linh thiêng của một ngôi làng đã biến mất từ ngàn đời trước do núi lửa phun trào.
Vẻ đẹp của bãi đá Karang Ninh Thuận
Khám phá dấu tích của văn hóa Chăm còn sót lại
Bãi đá cổ Karang là một điểm đến đặc biệt không chỉ thu hút du khách ở phòng khung cảnh thiên nhiên lạ mắt mà còn khiến bạn mê đắm với những di sản đặc sắc cổ xưa của đồng bào dân tộc Chăm vẫn còn sót lại.
Hãy trải nghiệm một cách chân thật về văn hóa và chiêm ngưỡng bút tích còn sót lại của người Chăm xưa
Du khách tới đây sẽ có cơ hội trải nghiệm một cách chân thật về văn hóa và ngắm nhìn những bút tích còn lưu lại của người Chăm cổ. Bãi san hô trải qua nhiều thăng trầm nhưng không chỉ dừng lại là một địa điểm tham quan mà đó còn là cả một kho báu được tạo hóa ưu ái ban tặng.
Bãi đá có những bút tích còn sót lại của người Chăm cổ
Bạn không nên ngần ngại dành chút thời gian đến nơi này khám phá nếu yêu thích lịch sử và khám phá những nét văn hóa đặc sắc của vương quốc Chăm Pa cổ kính.
Bãi đá Karang được ví như “báu vật” của thiên nhiên
Bãi đá Karang được biết tới là công viên địa chất triệu năm của Việt Nam. Nơi này đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng của những người lữ hành với vẻ đẹp kỳ bí và hoang sơ. Chính mẹ thiên nhiên đã tạo nên hàng nghìn tảng đá lớn nhỏ với cách sắp xếp tự nhiên không theo bất kỳ một trật tự nào. Những tảng đá đó đã xen lẫn với màu xanh của cây cỏ, càng khiến bao du khách phải thốt lên khi chứng kiến cảnh tượng đó.
Bãi đá Karang cũng là một trong những địa chỉ ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp của Ninh Thuận. Đây chắc chắn là một trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có cơ hội khám phá bãi đá độc lạ này.
Bãi đá Karang Ninh Thuận mang vẻ đẹp hoang sơ và kì bí khiến bao kẻ lữ hành thương nhớ
Các chuyên gia địa chất cho biết Bãi đá Karang Ninh Thuận xuất hiện từ hàng triệu năm về trước và có thể đây từng là vùng đáy biển. Bãi đá này trải qua quá trình kiến tạo dài hàng thiên niên kỉ và dần nhuốm màu thời gian để có nét đẹp phong trần trở thành di sản mang giá trị lịch sử vô biên như hiện nay.
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn những nét cơ bản về bãi đá Karang Ninh Thuận - một nơi độc lạ để tìm hiểu về nét văn hóa và lịch sử của dân tộc Chăm. Hi vọng những chia sẻ này sẽ có ích cho bạn khi đang tìm hiểu về bãi đá san hô cổ.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Côn Đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình và những địa điểm check-in cực kỳ ấn tượng. Từ biển xanh, cát trắng đến rừng xanh mát, mỗi nơi đều là một khung hình tuyệt đẹp. Dưới đây là 8 điểm đến bạn nên ghé qua nếu muốn có bộ ảnh “đẹp như mơ” tại Côn Đảo.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, với lịch sử hơn 100 năm, không chỉ là một tuyến giao thông huyết mạch mà còn là một hành trình đầy hoài niệm, mang đậm dấu ấn thời gian.
Khi nhắc đến những công trình Phật giáo kỳ vĩ của Việt Nam, không thể không nhắc đến chùa Bái Đính. Đây là nơi sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á, trong đó đặc biệt là tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu lục.
Tuyên Quang không chỉ là vùng đất lịch sử – cách mạng nổi tiếng, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao,...
Việc sáp nhập hành chính giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu để hình thành tỉnh Cà Mau mở rộng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính – kinh tế, sự kiện này còn mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành du lịch.
Những ngọn hải đăng ở Phú Yên (hiện đã sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk mới) không chỉ là công trình dẫn lối cho tàu thuyền mà còn là biểu tượng trầm mặc giữa biển trời. Chúng âm thầm đứng đó, soi rọi ánh sáng qua bao mùa sóng gió như những chứng nhân của thời gian.
Từ ngày 1/1/2026, tất cả khách sạn và khu du lịch trên địa bàn Hà Nội sẽ không được sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như bàn chải, dao cạo, bao bì dầu gội, sữa tắm... Đây là bước đi mạnh mẽ nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.
Sau sự kiện hợp nhất, Gia Lai đang đứng trước cơ hội sở hữu một hệ sinh thái du lịch phong phú, nơi có sự giao thoa đặc sắc giữa vẻ đẹp của biển đảo Quy Nhơn, Kỳ Co - Eo Gió và nét hùng vĩ, hoang sơ của đại ngàn Kon Ka Kinh, Biển Hồ cùng di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Sau sự kiện sáp nhập lịch sử Đà Nẵng - Quảng Nam có hiệu lực từ tháng 7/2025, thành phố Đà Nẵng mới không chỉ mở rộng về địa giới mà còn được làm giàu thêm bởi di sản văn hóa và ẩm thực vô giá từ xứ Quảng.
Lai Châu – vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan núi non trùng điệp, mà còn bởi những món đặc sản ngon, mang đậm bản sắc dân tộc, ăn một lần là nhớ cả đời.
Huế (hiện đã sáp các nhập đơn vị hành chính từ 1/7/2025) chính không chỉ có lăng tẩm và chùa chiền, mà còn sở hữu nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ. Nếu bạn đang tìm nơi tắm biển khi đến Huế, dưới đây là những gợi ý đáng trải nghiệm nhất.
Các resort đẹp tại Vĩnh Phúc là điểm dừng chân lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày gần Hà Nội, đặc biệt được nhiều gia đình yêu thích nhờ không gian xanh, khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ giữa vùng núi cao.
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đã có một cú bứt phá ngoạn mục, đón lượng khách quốc tế nhiều hơn cả năm 2016 cộng lại và liên tiếp phá vỡ các kỷ lục cũ.
Giữa lòng Tây Ninh nắng gió, hồ Núi Đá hiện lên như một góc trời bình yên níu bước lữ khách phương xa. Mặt hồ phẳng lặng soi bóng núi non, tạo nên khung cảnh nên thơ hiếm thấy giữa vùng đất phương Nam.
Khi nhắc đến vẻ đẹp kỳ vĩ của Việt Nam, Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới – luôn là cái tên được xướng lên đầu tiên. Vẻ đẹp của nơi này luôn được đưa ra làm chuẩn mực cho rất nhiều địa điểm và người ta vẫn hay ví những nơi đó như “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Vũng Tàu cũ (hiện thuộc TP.HCM từ 1/7/2025) không chỉ có bãi Sau hay ngọn Hải Đăng mà vẫn còn nhiều nơi đẹp ngỡ ngàng, vắng khách du lịch, thích hợp cho những ai muốn tìm kiếm sự mới mẻ và tránh xa ồn ào.
Nằm sâu giữa núi rừng Ba Bể, tỉnh Thái Nguyên (địa phận Bắc Kạn cũ), hang Thẳm Phầy hiện lên như một thế giới bí ẩn và kỳ vĩ – nơi vẫn còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ mà thời gian chưa thể chạm đến.
Sau khi sáp nhập với Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa mới sở hữu đường bờ biển gần 300 km, cùng những cung đường ven biển đẹp như tranh vẽ, khiến du khách say lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt.
Nhắc đến Sài Gòn không thể không nhắc đến bánh mì – một món ăn vượt ra khỏi giới hạn của một bữa ăn sáng thông thường để trở thành một biểu tượng văn hóa, một niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.
Không còn những chuyến đi vội vã, đoàn tàu hạng sang đầu tiên của Việt Nam mang đến hành trình thư thái, nơi du khách tận hưởng vẻ đẹp quê hương trong không gian đậm chất nghỉ dưỡng và đầy tinh tế.