Cột cờ Hà Nội mở cửa: Mỗi ngày đón hàng nghìn du khách, có người còn huỷ vé máy bay để tới tham quan
05/01/2025
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô, chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Nhiều người đã bày tỏ sự háo hức, mong chờ được tận mắt chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo này. Thậm chí, có những du khách quốc tế đã quyết định hủy vé máy bay để có thêm thời gian khám phá di tích lịch sử này.
Chỉ với 100.000 đồng, du khách đã có thể tận mắt chiêm ngưỡng Cột cờ Hà Nội - biểu tượng kiêu hãnh của Thủ đô. Cột cờ mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, từ 8h đến 17h.
Vững chãi giữa lòng Hà Nội, Cột cờ là chứng nhân lịch sử hơn hai thế kỷ, ghi dấu bao thăng trầm của đất kinh kỳ. Được khởi công xây dựng từ năm 1805 dưới triều Nguyễn, công trình kiến trúc độc đáo này ban đầu nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nay thuộc quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trước đây, du khách đến thăm Cột cờ thường được chiêm ngưỡng những chiếc máy bay trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Tuy nhiên, để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, những "chú chim sắt" này đã được di dời đến địa điểm mới.
Cặp đôi du khách người Ý, Matteo và Aurelia, không giấu được sự hào hứng khi được tận mắt chiêm ngưỡng Cột cờ Hà Nội. "Chúng tôi đã tìm hiểu về lịch sử di tích này trước khi đến Việt Nam và thực sự xúc động khi được đứng trước công trình mang đậm dấu ấn thời gian này", Aurelia chia sẻ.
Câu chuyện của anh Sebastien Bracq, du khách người Pháp, càng cho thấy sức hút đặc biệt của Cột cờ Hà Nội. Anh thậm chí đã quyết định dời lịch trình bay về nước khi biết tin di tích mở cửa đón khách tham quan. "Cách đây 10 năm, tôi từng đến Hà Nội nhưng chưa có dịp ghé thăm Cột cờ. Sau đó, tôi tìm hiểu thêm về lịch sử của công trình này và cảm thấy vô cùng tò mò", anh Sebastien cho biết. "Vậy nên, khi biết Cột cờ Hà Nội mở cửa đón du khách, tôi đã không ngần ngại hủy vé máy bay, kéo dài chuyến du lịch để có thể chiêm ngưỡng biểu tượng của Thủ đô."
Lần đầu đặt chân đến Việt Nam, anh George Hill, du khách người Anh, đã không giấu được sự ấn tượng và xúc động khi đứng trước Cột cờ Hà Nội uy nghiêm. "Là một người yêu thích lịch sử Việt Nam, được tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử như thế này khiến tôi vô cùng tò mò và muốn khám phá thêm về đất nước các bạn", anh George Hill chia sẻ. Chuyến du lịch Hà Nội lần này càng thêm phần đặc biệt khi anh có người bạn gái đồng hành, một "hướng dẫn viên du lịch" đầy nhiệt tình bởi đây đã là lần thứ hai cô ghé thăm thủ đô.
Xuân Mỹ (18 tuổi, đến từ Hải Phòng) tỉ mỉ lựa chọn trang phục và trang điểm kỹ càng để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong lần đầu tiên tham quan Cột cờ Hà Nội. "Khung cảnh ở đây thật sự rất đẹp, mỗi góc nhỏ đều mang đậm dấu ấn lịch sử", Xuân Mỹ hào hứng cho biết. Tuy nhiên, cô bạn cũng bày tỏ chút tiếc nuối khi không được phép lên tham quan các tầng trên của Cột cờ.
Thông tin về Cột cờ Hà Nội đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, giúp du khách quốc tế dễ dàng tiếp cận và khám phá bề dày lịch sử Việt Nam. Lối lên tầng hai của Cột cờ là những bậc thang lát gạch cũ kỹ, đủ rộng cho hai người cùng đi, dẫn du khách qua những mái vòm mang đậm dấu ấn thời gian. Đặc biệt, Cột cờ được thiết kế với 4 lối lên ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Mỗi cửa vòm lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Cửa phía Đông khắc hai chữ Hán "Nghênh húc" (đón ánh sáng ban mai), cửa phía Tây là "Hồi quang" (ánh sáng phản chiếu), cửa phía Nam là "Hướng minh" (hướng về nơi sáng rõ). Riêng cửa phía Bắc không có chữ khắc, tạo nên nét độc đáo cho công trình.
Sân thượng tầng ba được bao quanh bởi lan can, từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh khu thành cổ Thăng Long xưa với Đoan Môn, Cửa Bắc, Lăng Hồ Chí Minh và Hồ Gươm. Thân Cột cờ thẳng đứng với những họa tiết tường hoa đan lồng hình lục giác, tựa như mạng nhện, in đậm dấu ấn thời gian qua những mảng tường bong tróc.
Ngay từ cổng vào, du khách đã có thể chiêm ngưỡng toàn bộ Kỳ đài vừa vững chãi vừa thanh thoát. Công trình cao 33m, tính cả trụ treo cờ là 44m, gồm ba tầng đế hình chóp vuông cụt xếp chồng nhỏ dần và một tòa tháp vươn cao.
Kể từ khi mở cửa đón khách, Cột cờ Hà Nội đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày. Chị Nguyễn Minh Thu, Trưởng phòng hướng dẫn thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội, cho biết Trung tâm sẽ ứng dụng công nghệ trình chiếu, ánh sáng để tôn vinh thêm giá trị của Di tích trong thời gian tới.
Crystal Bay Tourism Group - Cùng trải nghiệm, cùng yêu thương!
Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất, chúng tôi không ngừng cập nhật những thông tin du lịch hữu ích và giới thiệu những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam và trên thế giới. Với nhiều năm kinh nghiệm, Crystal Bay tự hào là đơn vị uy tín, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy để chúng tôi giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi hoàn hảo của mình.
Khi đặt chân đến Vườn Cò Hải Lựu, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh tượng hàng ngàn cánh cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò xanh... vươn mình, lướt qua bầu trời xanh trong, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động.
Hồ Bản Long là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và sự phát triển văn hóa độc đáo. Tọa lạc tại huyện Tam Đảo, là viên ngọc quý trong bức tranh du lịch của tỉnh và là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Làng gốm Hương Canh Vĩnh Phúc không chỉ thu hút du khách bởi những sản phẩm gốm tinh xảo và trải nghiệm làm gốm thú vị, nơi đây còn nổi tiếng với các món đặc sản đậm đà hương vị, mang đến cho du khách một hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực đầy trọn vẹn.
Vừa qua, Quảng Ninh vừa qua đã công bố danh sách 8 công trình kiến trúc đặc biệt. Trong số này, có những công trình đã ghi dấu ấn lịch sử hàng trăm năm, những "chứng nhân" thầm lặng của thời gian, bên cạnh những công trình hiện đại, mang tính biểu tượng cho sự phát triển năng động của thành phố biển.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 tăng mạnh, khoảng 20% so với thường ngày. Vé phổ thông chặng TP HCM - Hà Nội hiện có giá 2,9 triệu đồng.
Làng gốm Hương Canh Vĩnh Phúc, với hơn 300 năm lịch sử, là một biểu tượng sống động của nghề gốm truyền thống. Dù từng đối mặt với nguy cơ bị mai một, nhưng nhờ vào tình yêu và niềm đam mê nghề nghiệp của người dân nơi đây, làng gốm vẫn duy trì và phát triển đến ngày nay.
Vĩnh Phúc, vùng đất thuộc đồng bằng sông Hồng, là cái nôi của người Việt với bề dày lịch sử và văn hóa đáng tự hào. Nơi đây sở hữu những di tích lịch sử, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực trong năm nay. Theo thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số lượng địa phương đạt doanh thu du lịch trên 10.000 tỷ đồng đã tăng mạnh. Nếu năm ngoái chỉ có 9 địa phương thì năm nay, con số chưa chính thức đã lên tới 15.
Ninh Bình, không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, những di tích lịch sử lâu đời mà còn bởi nền ẩm thực phong phú, đậm hương vị đồng quê. Trong số đó, không thể không nhắc đến món cua đồng rang lá lốt, món ăn dân dã mà thơm ngon, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Tháng Chạp về, núi Bà Đen (Tây Ninh) lại rộn ràng bước chân du khách thập phương. Hàng ngàn người hành hương về đây để tạ ơn Linh Sơn Thánh Mẫu, cầu bình an và tham dự những nghi thức thiêng liêng trong mùa lễ tạ đầy sắc màu văn hóa tâm linh.
Quận Hoàn Kiếm là trái tim của thủ đô Hà Nội, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời và cũng là trung tâm kinh tế, chính trị sôi động. Đến với Hoàn Kiếm, du khách như được ngược dòng thời gian, khám phá những nét đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Phú Thọ, với vị trí gần Hà Nội, là một điểm đến lý tưởng cho những chuyến dã ngoại cuối tuần. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn cùng gia đình hoặc bạn bè tận hưởng không gian xanh mát và khám phá các khu du lịch sinh thái độc đáo tại vùng đất Tổ.
Suối khoáng nóng Thanh Thủy đang trở thành một điểm sáng trong xu hướng nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe tại Việt Nam với các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nơi đây đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong hành trình chăm sóc sức khỏe và thư giãn cho du khách.
Hà Nam, vùng đất với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh như chùa Tam Chúc, mà còn níu chân du khách bởi nền ẩm thực dân dã, đậm đà bản sắc. Trong số những món ăn đặc sản của Hà Nam, không thể không nhắc đến bánh cuốn Phủ Lý.
Nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km, Bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong) hiện lên như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng Tây Bắc. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bản làng này còn níu chân du khách bởi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường.
Nhịp sống hối hả khiến việc nghỉ ngơi ngày càng ít đi, những chuyến du lịch ngắn ngày trở nên phổ biến. Đối với những ai đang sinh sống tại Hà Nội, Phú Thọ là một điểm đến lý tưởng để "nạp năng lượng," mang đến cơ hội tạm rời xa nhịp sống đô thị để hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên yên bình.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn là thiên đường của những món ăn ngon, trong đó không thể không kể đến chè dừa dầm. Vị ngọt thanh mát của nước cốt dừa hòa quyện cùng cái béo ngậy của dừa non, thạch dai giòn đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn này.
Nộm da trâu Mộc Châu, được chế biến tinh tế bởi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng núi rừng Tây Bắc. Vậy món ăn này có gì đặc biệt mà lại khiến bao du khách say mê và không thể quên?
Tết đến xuân về, hẳn ai cũng muốn tìm cho mình một chuyến du xuân, vừa để thư giãn sau một năm dài, vừa để tận hưởng không khí tươi vui của ngày đầu năm mới. Miền Bắc với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, cùng bề dày văn hóa lịch sử, chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch dịp Tết.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây Nam, làng Ước Lễ từ lâu đã nổi tiếng khắp kinh kỳ với nghề làm giò chả gia truyền. Không chỉ làm say lòng thực khách bởi hương vị thơm ngon đặc trưng, làng Ước Lễ còn níu chân du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, bình yên của một làng quê Bắc Bộ xưa.