Crystal bay

Thông tin du lịch

Dinh Gia Long và những giai thoại lịch sử ly kỳ

15/10/2024

Mục lục
Khi nhắc đến những dinh thự lịch sử ở TP HCM, nhiều người thường chỉ biết đến Dinh Độc Lập mà ít ai nhớ đến Dinh Gia Long. Thực tế, Dinh Gia Long hiện nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ vô số hiện vật quý giá, phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Sài Gòn.
  • Địa chỉ: 65 Đường Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Giờ mở cửa tham quan: 08h00 - 17h00
  • Giá vé tham quan tham khảo: 30.000 VNĐ/lượt (mỗi lượt tham quan 2 tiếng)

Nằm ngay trung tâm quận 1 sầm uất, chỉ cách Dinh Độc Lập một con đường, Dinh Gia Long là điểm đến không thể bỏ lỡ với bất kỳ du khách nào khi đến thăm thành phố. Dù đã trở thành bảo tàng, Dinh Gia Long vẫn ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử và giai thoại thú vị, thu hút sự tò mò của du khách.

Dinh Gia Long tọa lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 hecta, nằm giữa bốn con đường sầm uất của trung tâm thành phố là Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tông, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur.

Dinh Gia Long và những biến cố lịch sử

Dinh Gia Long, nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn là chứng nhân lịch sử, ghi dấu biết bao biến động thăng trầm của Sài Gòn xưa.

Lịch sử hình thành Dinh Gia Long

Dinh Gia Long được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành vào năm 1890. Kiến trúc sư người Pháp, Foulhoux (1840-1892), chính là người đã thiết kế nên công trình này. Ông cũng là tác giả của một số công trình kiến trúc nổi tiếng khác ở Sài Gòn vẫn còn tồn tại đến ngày nay, như Tòa án thành phố, Bưu điện trung tâm, Trụ sở Hải quan...

Ban đầu, chính quyền thực dân Pháp yêu cầu Foulhoux thiết kế Dinh Gia Long thành Viện Bảo tàng Thương mại để trưng bày các sản phẩm của Nam Kỳ. Tuy nhiên, khi công trình gần hoàn thành, họ lại quyết định biến nơi đây thành dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương, buộc Foulhoux phải điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp.

Ông Henri Eloi Danel (nhiệm kỳ từ 09/08/1889 đến 11/09/1892) là vị Phó Toàn quyền Đông Dương đầu tiên cư ngụ tại Dinh Gia Long. Vào thời điểm đó, người dân thường gọi tòa nhà này là Dinh Phó Soái.

Nơi gắn liền với nhiều biến động của Sài Gòn xưa

Dinh Gia Long đã chứng kiến nhiều biến động lịch sử quan trọng của Sài Gòn. Sau ông Henri Eloi Danel, đã có 14 vị Phó Toàn quyền Đông Dương khác sống và làm việc tại đây. Đến năm 1912, chức vụ Phó Toàn quyền Đông Dương bị bãi bỏ, thay vào đó là Thống đốc Nam Kỳ, và Dinh Gia Long trở thành nơi ở và làm việc của 16 vị Thống đốc trước năm 1945.

Trong Thế chiến II (1939-1945), khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương, Dinh Gia Long rơi vào tay Thống đốc Nhật Yoshio Minoda. Tuy nhiên, sau một loạt biến động chính trị, dinh thự này lại thuộc về Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm, đại diện cho chính quyền vua Bảo Đại.

Năm 1945, Dinh Gia Long liên tục đổi chủ, lần lượt trở thành trụ sở của quân Nhật, quân Anh, quân Pháp và chính phủ Nam Kỳ Tự trị.

Từ năm 1950 đến tháng 6/1954, Dinh Gia Long là Dinh Thủ hiến Nam Việt, nơi làm việc của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuối cùng, Quốc trưởng Bảo Đại chính thức đặt tên cho công trình này là Dinh Gia Long.

Sau ngày 30/04/1975, Dinh Gia Long thuộc quyền quản lý của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tạm thời để trống. Tới ngày 13/12/1999 công trình này chính thức trở trụ sở của Viện Bảo Tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Ít ai biết rằng, Dinh Độc Lập chỉ mới được xây dựng năm 1962 và khánh thành vào ngày 30/10/1966, tức là 70 năm sau khi Dinh Gia Long được xây dựng. Do đó, xét về giá trị lịch sử, Dinh Gia Long là chứng nhân cho cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Sài Gòn, từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi đất nước thống nhất.

“Thâm cung bí sử” về đường hầm ở Dinh Gia Long

Việc xây dựng căn hầm bí mật tại Dinh Gia Long bắt nguồn từ sự kiện Dinh Độc Lập bị ném bom hư hại nặng vào tháng 2/1962. Lúc bấy giờ, Ngô Đình Diệm cùng vợ chồng Ngô Đình Nhu phải chuyển sang Dinh Gia Long để ở tạm. Lo sợ sẽ tiếp tục bị tấn công hoặc đảo chính, gia đình họ Ngô đã quyết định xây dựng một căn hầm trú ẩn ngay tại đây.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ ban đầu được giao nhiệm vụ thiết kế căn hầm, nhưng sau đó ông sang Mỹ, kỹ sư Phan Đình Tăng là người tiếp quản công việc này. Căn hầm được khởi công từ tháng 5/1962 và hoàn thành vào ngày 30/10/1963, với tổng kinh phí lên đến hơn 12,5 triệu đồng - một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó.

Căn hầm được xây dựng kiên cố, đào sâu xuống đất 4 mét, đúc bằng xi măng cốt thép dày đặc (170kg sắt trên mỗi mét khối bê tông), với tường dày đến 1 mét. Theo thiết kế, hầm có khả năng chịu được sức công phá của các loại trọng pháo và bom 500kg.

Tổng diện tích mặt bằng hầm lên đến 1.400m2, có hai cầu thang dẫn xuống tầng hầm nằm ở hai đầu tòa nhà chính.

Bên trong hầm được chia thành 6 phòng thông nhau qua hệ thống hành lang, nền hầm được tráng xi măng hoặc lót gạch hoa. Đặc biệt, hầm còn có lối thoát hiểm dẫn ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Pasteur với hai lô cốt nhỏ.

Để đảm bảo an toàn tối đa, cửa ra vào các phòng trong hầm được đúc bằng những tấm sắt nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay bánh lái giống như cửa tàu thủy. Bên trong cửa còn có thêm chốt sắt lớn để cài chặt khi cần thiết.

Hầm được thiết kế với cầu thang thông lên phòng làm việc, giúp việc di chuyển nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ trong vòng 5 phút, các yếu nhân có thể được đưa xuống hầm an toàn, đồng thời vẫn duy trì liên lạc với bên ngoài nhờ hệ thống thông tin được trang bị sẵn.

Dinh gia long 7

Nóc hầm được ngụy trang khéo léo bằng những chậu cây cảnh và hệ thống đèn chiếu sáng, nước sạch và hệ thống thoát nước cũng được lắp đặt đầy đủ, đảm bảo cho căn hầm hoạt động hiệu quả.

Căn hầm bí mật dưới Dinh Gia Long được bao phủ bởi nhiều lời đồn đại ly kỳ. Có người cho rằng hệ thống hầm này có nhiều lối thoát hiểm bí mật dẫn ra bên ngoài. Lối thứ nhất được cho là từ dinh thự chạy ra sông Sài Gòn, thông lên Dinh Hải quân và có một cửa khác dẫn đến Sở thú. Lối thứ hai được đồn đoán là nối với nhà thờ Đức Bà, lối thứ ba chạy thẳng vào Chợ Lớn. Tất cả những lối thoát hiểm này được cho là phương án dự phòng để gia đình Tổng thống Diệm có thể tẩu thoát trong trường hợp khẩn cấp.

Bên cạnh những lời đồn đại về các lối thoát hiểm bí mật, còn có thông tin cho rằng căn hầm được xây dựng bởi 200 tù nhân không rõ lai lịch. Họ được chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm 20 người, luân phiên đào hầm trong đêm khuya. Những tù nhân này bị bịt mắt khi di chuyển và làm việc trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Thậm chí, có người còn tin rằng đội ngũ thi công và thiết kế hầm sau đó đã bị thủ tiêu để giữ kín bí mật.

Tuy nhiên, theo bảng kê chi phí xây dựng hầm, số tiền trả cho nhân công chỉ là 150.000 đồng. Con số này cho thấy việc sử dụng tù nhân để xây hầm như những thông tin kể trên là không có căn cứ.

Thông tin về việc anh em Diệm - Nhu sử dụng đường hầm để trốn thoát trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 cũng không chính xác. Thực tế, khi cuộc đảo chính nổ ra, họ đã xuống hầm trú ẩn, nhưng sau đó lại dùng ô tô di chuyển đến Chợ Lớn và ẩn náu trong nhà thờ cha Tam. Cuối cùng, anh em họ Ngô bị lực lượng đảo chính bắt giết.

Tiến sĩ Đặng Văn Thắng - Bảo tàng TP HCM cho biết, nhiều câu chuyện về căn hầm bí mật dưới Dinh Gia Long đã bị thêu dệt, phóng đại, tạo nên những yếu tố ly kỳ không đúng với sự thật.

Hiện nay, căn hầm bí mật này vẫn được Bảo tàng TP HCM bảo tồn khá nguyên vẹn. Mặc dù đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, nhưng do một số đoạn đang bị ngập nước nghiêm trọng và trong quá trình sửa chữa, nên chỉ một phần hầm được mở cửa cho du khách tham quan.

Khánh Hà , 15:13 15/10/2024

Từ khóa :

Dinh Gia Long

Top 6 cung đèo đẹp nhất Nha Trang: Hành trình khám phá vẻ đẹp hùng vĩ dành cho các "phượt thủ"

Nha Trang không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà còn sở hữu những cung đường đèo uốn lượn, hùng vĩ, thách thức những "phượt thủ" đam mê khám phá. Dưới đây là top những con đèo đẹp nhất Nha Trang dành cho dân phượt:

Những "cái nhất" của Phú Quốc

Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm yên bình trong vùng biển xanh ngọc bích của vịnh Thái Lan, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển cát trắng mịn màng, làn nước trong vắt mà còn tự hào sở hữu nhiều "cái nhất" độc đáo, góp phần tạo nên sức hút khó cưỡng cho "Đảo Ngọc".

Động Huyền Không: Kỳ quan "trong động có trời" giữa lòng Đà Nẵng

Sở hữu phong cảnh hữu tình cùng những mỏm đá rêu phong cổ kính, động Huyền Không tọa lạc trên đỉnh Thượng Thai - đỉnh cao nhất của quần thể Ngũ Hành Sơn - là nơi tiền nhân đã chọn để xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa.

Lễ Truyền lô Huế: Nét đẹp văn hóa độc đáo của cố đô

Lễ Truyền lô không chỉ giúp lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa tại cố đô Huế mà còn tiếp lửa cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên phát huy tinh thần hiếu học. 

Vẻ đẹp siêu thực của những hòn đảo mang tên "cực lạ" tại Phú Quốc

Phú Quốc, hòn đảo ngọc bích giữa biển khơi, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển trải dài cát trắng, nắng vàng mà còn ẩn chứa vô số hòn đảo nhỏ mang vẻ đẹp siêu thực, cùng những cái tên độc đáo, lạ lùng khơi gợi trí tò mò của du khách.

5 lý do biến Sapa thành "viên ngọc quý" của du lịch Việt Nam

Nằm ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc hùng vĩ, Sapa như một nàng thơ e ấp trong làn sương mờ ảo, quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, khí hậu trong lành và nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp của kỳ quan đã 3 lần được vinh danh là Di sản thế giới

Vịnh Hạ Long nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, đã làm say đắm biết bao du khách. Không chỉ là niềm tự hào của người dân Quảng Ninh, vịnh Hạ Long còn là di sản chung của nhân loại, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới tới 3 lần, khẳng định giá trị của kỳ quan này.

Sân bay Nội Bài ở đâu? Các phương tiện di chuyển tới trung tâm Hà Nội

Sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa ngõ giao thương quan trọng của Thủ đô Hà Nội, tọa lạc tại huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 35km. Với vị trí địa lý thuận lợi, việc di chuyển từ sân bay đến trung tâm Hà Nội trở nên dễ dàng với đa dạng các phương tiện giao thông.

Top 5 món ăn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, khí hậu mát mẻ mà còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú và độc đáo. Dưới đây là top 5 món ăn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt:

Núi đá đĩa Quảng Nam: Kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn

Núi đá đĩa, một kỳ quan thiên nhiên mới được phát hiện ở Quảng Nam. Với vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo của những cột đá hình lục giác xếp chồng lên nhau, Núi đá đĩa là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên.

Liên tục có thêm các đường bay kết nối Việt Nam - Trung Quốc

Sự hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc đã có nhiều dấu ấn khởi sắc trong năm nay. Nhiều hãng hàng không đã mở thêm đường bay và nâng tần suất chuyến giữa hai quốc gia.

Giải mã lý do động Am Tiên Ninh Bình còn được gọi là Tuyệt Tình Cốc như trong “Thần điêu đại hiệp”

Nằm ẩn mình giữa quần thể di sản thế giới Tràng An, động Am Tiên hiện lên với vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng pha lẫn chút kỳ bí và trầm buồn. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cái tên động Am Tiên mà còn được biết đến với biệt danh "Tuyệt Tình Cốc". Điều gì đã tạo nên tên gọi ẩn ý này?

Mắt cá ngừ đại dương: Đặc sản độc đáo không thể bỏ qua khi đến Phú Yên

Mắt cá ngừ đại dương, món đặc sản độc đáo, "gây tò mò" và kích thích vị giác nhất ở Phú Yên. Thoạt nhìn có vẻ "dị", nhưng khi đã nếm thử, bạn sẽ bị chinh phục bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của món ăn này.

Làng trái cây Đại Bình: Điểm đến hấp dẫn ở Quảng Nam

Làng trái cây Đại Bình từ lâu đã nổi tiếng là vựa trái cây trù phú với đủ loại trái cây thơm ngon, đặc biệt là những loại cây ăn quả đặc trưng của miền Nam. Nơi đây được ví như "Nam Bộ thu nhỏ" giữa lòng miền Trung, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Bảo tàng Quảng Bình: Hành trình khám phá lịch sử và văn hóa

Bảo tàng Quảng Bình là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Bình. Nơi đây lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật quý giá, tái hiện lại một cách sinh động lịch sử hào hùng và văn hóa đa dạng của vùng đất này.

Cháo sát cá lóc: Đặc sản Quảng Bình làm say lòng thực khách

Cháo sát cá lóc là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở Quảng Bình, gắn liền với hương vị dân dã và đậm chất quê hương miền Trung Việt Nam. Món ăn này được người dân địa phương yêu thích vì sự đơn giản, bổ dưỡng và hương vị độc đáo.

Nhà úp ngược Vũng Tàu có gì đặc biệt mà trở thành điểm check in “hot rần rần” của giới trẻ?

Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh mát, hải sản tươi ngon hấp dẫn mà còn có những điểm đến độc đáo, mới lạ. Đến với thành phố biển này, bạn đừng quên ghé thăm một quán cà phê với kiến trúc úp ngược vô cùng độc đáo nhé!

Sơn Trà Tịnh Viên - Điểm chạm tâm hồn khi đến Đà Nẵng

Sơn Trà Tịnh Viên không chỉ là một khu bảo tồn với hơn 100 loài tre trúc quý hiếm, mà còn là chốn dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng và hòa mình vào thiên nhiên.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Sài Gòn - Phú Quốc ngày 16/10/2024

Cập nhật mới nhất giá vé máy bay Phú Quốc từ Sài Gòn một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Giá vé máy bay Phú Quốc: Chặng Hà Nội - Phú Quốc ngày 16/10/2024

Cập nhật mới nhất thông tin về giá vé máy bay Phú Quốc từ Hà Nội một chiều, khứ hồi theo từng hãng hàng không phổ biến hiện nay.

Mùa sao biển Phú Quốc đã trở lại

Phú Quốc, hòn đảo ngọc của Việt Nam, luôn là điểm đến hấp dẫn với những bãi biển trải dài cát trắng, nắng vàng rực rỡ. Nhưng ít ai biết rằng, Phú Quốc còn ẩn chứa một vẻ đẹp "trong mơ" khác, chỉ xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt trong năm: mùa sao biển.

Brands/Partner